Make in Vietnam là một trong những động lực cho kịch bản tăng trưởng kinh tế_nhận định trận brighton
Thông điệp “Make in Vietnam” mang hàm nghĩa người Việt Nam chủ động,àmộttrongnhữngđộnglựcchokịchbảntăngtrưởngkinhtếnhận định trận brighton sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ. |
Trước bài toán của Chính phủ đưa ra cho các bộ, ngành và địa phương tìm giải pháp cho kịch bản tăng trưởng kinh tế khi Việt Nam đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, vì khó khăn trong tăng trưởng, nên chúng ta mới phải tái cơ cấu, phải tìm nguồn tăng trưởng mới, phải tìm không gian mới, phải giảm chi phí. Điều này sẽ dễ thúc đẩy cải cách hành chính, chuyển đổi mô hình kinh doanh, ứng dụng CNTT, ứng dụng công nghệ mới để tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong khó khăn mới có giải pháp đột phá, có một số việc mà chúng ta đang chậm, đang cân nhắc, nhưng lại có thể thúc đẩy tăng trưởng thì cần phải quyết định ngay lúc này, ví dụ như sớm cho thí điểm Mobile Money, ra chính sách đặc biệt cho đấu giá tần số 4G/5G, thúc đẩy chương trình chuyển đổi máy 2G lên máy 4G/5G…
Ngoài những giải pháp trên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cần phải thúc đẩy Make in Vietnam, các sản phẩm điện tử viễn thông Vietnam, các sản phẩm CNTT Vietnam, như thiết bị 4G/5G, máy điện thoại thông minh 4G/5G, phần mềm mà một số công ty Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu được. Tuy nhiên, có một thực tế đang xảy ra, đó là các doanh nghiệp của Việt Nam lại chưa dùng nhiều sản phẩm, dịch vụ của nhau, vẫn tập trung mua của nước ngoài, mặc dù chất lượng không kém hơn mà giá lại rẻ hơn. Vì vậy, đây là lúc Chính phủ nên thúc đẩy sử dụng thiết bị, sản phẩm Make in Vietnam, giúp các công ty này phát triển và lớn mạnh, từ đó tăng năng lực cạnh tranh quốc tế để xuất khẩu mạnh hơn.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh nếu truyền thông những vấn đề trên ở thời điểm này sẽ tạo ra tinh thần dân tộc, vươn lên mạnh mẽ, tích cực hỗ trợ nhau, thậm chí có thể đột phá về giải pháp.
Từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc cần phải có một slogan cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. “Made in Vietnam”, mang tính chất là sản xuất ở Việt Nam và không có sự chủ động. Còn thông điệp “Make in Vietnam” mang hàm nghĩa làm tại Việt Nam, người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam, của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ. Cụm từ “Make in Vietnam” vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ.
Trước chiến lược “Make in Vietnam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường, chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử quyết không để đất nước rơi vào bẫy thu nhập trung bình và quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
"Sau 30 năm lắp ráp, gia công, nay đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện cơ bản để chuyển sang sáng tạo, làm ra các sản phẩm công nghệ Việt. Người Việt Nam có đủ tố chất tốt để sáng tạo công nghệ và sản phẩm công nghệ. Chúng ta cần xây dựng và tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Bình luận về chiến lược “Make in Vietnam”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho rằng, Ấn Độ là bài học thành công tốt về chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ. Thái Lan cũng sớm tuyên bố về quốc gia số. Các quốc gia cần có chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thì mới phát triển bền vững được. Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Bây giờ chúng ta có thể làm R&D và phải có chính sách kéo lực lượng R&D về Việt Nam. Chúng ta có thể thu hút được nhiều nhân lực của Việt Nam đã làm cho doanh nghiệp nước ngoài quay về đóng góp cho đất nước. Với chiến lược quốc gia đúng đắn thì sau 5 - 10 năm nữa sẽ thay đổi được diện mạo quốc gia. “Nếu chúng ta chỉ làm xuất khẩu phần mềm và lắp ráp thì chuỗi giá trị gia tăng này rất thấp, lợi nhuận chỉ từ 10 - 13%. Chúng ta không nên đi theo các mô hình sản xuất lắp ráp cách đây 20 năm. Để thoát khỏi mô hình này một cách thông minh, chỉ có cách là sản xuất chế tạo bởi con người Việt Nam, công ty tại Việt Nam. Make in Vietnam không chỉ là con người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài tại Việt Nam làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chúng ta cần làm những công việc có năng suất công nghệ và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đây là con đường thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Nếu chúng ta có chiến lược và con đường đi đúng thì có thể đi nhanh hơn các quốc gia đã thành công khác”, ông Chính nói.
Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA nhấn mạnh, việc làm sản phẩm công nghệ là bài toán cực kỳ khó, vô cùng thách thức. Khi làm một sản phẩm công nghệ thì doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện làm sao để cả xã hội sử dụng được sản phẩm này, làm sao để cạnh tranh được với những sản phẩm trong nước khác và cả sản phẩm nước ngoài. Vì thế, đòi hỏi những người làm ra sản phẩm phải có sự sáng tạo, đồng thời cũng phải rất am hiểu đặc thù của thị trường Việt thì mới có thể tạo ra sản phẩm có giá trị mà lại cạnh tranh được với nước ngoài. “Chúng ta có đủ sự tự tin để giải quyết các bài toán của Việt Nam một cách rất hiệu quả và cũng trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tôi tin rằng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc về công nghệ, có nhiều sản phẩm triển khai thành công ở khu vực cũng như trên thế giới”, ông Long tin tưởng.
PV