Học sinh tiểu học giải thích sự khác biệt giữa các loại thông tin sai lệch. Ảnh: Satu Rakkolainen-Sossa
Tại các trường trung học,ầnLandạytrẻemđốiphóvớitingiảngaytừbậctiểuhọcnhưthếnàkèo bóng đá cúp c1 chẳng hạn như cao đẳng công lập ở Helsinki, kiến thức thông tin đa chiều và tư duy phản biện mạnh mẽ đã trở thành một yếu tố cốt lõi, xuyên suốt trong chương trình giảng dạy quốc gia được giới thiệu vào năm 2016.
Trong các giờ học Toán, học sinh được tìm hiểu về sự dễ dàng khi mang sự giả dối vào những con số. Trong môn học nghệ thuật, học sinh được thấy cách mà ý nghĩa của một hình ảnh có thể bị thao túng. Trong giờ lịch sử, học sinh tập phân tích các chiến dịch tuyên truyền nổi bật, trong khi đó các giáo viên dạy tiếng Phần Lan giảng cho chúng hiểu về cách mà từ ngữ có thể gây nhầm lẫn, đánh lừa và lường gạt.
"Mục tiêu ở đây là xây dựng những công dân và cử tri tích cực, có trách nhiệm", Kivine - hiệu trưởng Trường Helsinki nói. "Tư duy phản biện, xác minh dữ kiện, giải thích và đánh giá tất cả thông tin tiếp nhận, ở bất cứ nơi nào nó xuất hiện, là điểm chính yếu. Chúng tôi đã khiến nó trở thành một phần cốt lõi của những gì chúng tôi dạy, xuyên suốt tất cả môn học".
Ông Kari Kivinen, Hiệu trưởng trường Helsinki. Ảnh: Caroline Liikanen
Chương trình giảng dạy này là một phần của một chiến lược đồng nhất, rộng lớn do chính phủ Phần Lan đưa ra sau năm 2014, đó là thời điểm chính phủ Phần Lan nhận ra họ đã chuyển sang thời kỳ "hậu sự thật".
Sự thay đổi đã mang lại thành công, Hà Lan trở thành nước đứng đầu tại khu vực, dựa trên những chỉ số đánh giá, thước đo tiêu chuẩn hàng năm với khả năng chống lại các tin tức giả trong nội bộ 35 quốc gia châu Âu. Chương trình học nhằm đảm bảo mọi người, từ học sinh cho đến chính trị gia, đều có thể nhận diện và chống lại thông tin sai lệch.
Jussi Toivanen, người đứng đầu mảng truyền thông của Văn phòng Thủ tướng Phần Lan cho biết "thông tin sai lệch tác động đến tất cả chúng tôi. Nó nhắm đến toàn xã hội Phần Lan, làm xói mòn các giá trị và chuẩn mực của chúng tôi. Sự tin tưởng vào các cơ quan, tổ chức đã giữ mọi người đoàn kết lại với nhau".
Hầu hết các tin giả, được thổi phồng bởi các trang tin tức và tài khoản xã hội cực hữu, chủ nghĩa dân tộc và "xét lại" của Phần Lan, tập trung vào vấn đề tấn công EU, làm quá vấn đề nhập cư và cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc thảo luận về tư cách thành viên NATO của Phần Lan.
Khả năng đề kháng được xem như là một bộ phận của phòng thủ dân sự, một thành phần quan trọng trong chính sách an ninh toàn diện của Phần Lan. Toivanen nói: "Chúng tôi là một quốc gia nhỏ, thiết hụt nhiều tài nguyên và dựa vào sự đóng góp của tất cả người dân đối với phòng thủ dân sự của xã hội".
Chương trình giáo dục, được điều hành bởi một uỷ ban cấp cao gồm 30 thành viên, đại diện cho 20 cơ quan khác nhau từ các Bộ cho đến các tổ chức phúc lợi, cảnh sát, tình báo và an ninh, đã đào tạo hàng ngàn công chức, nhà báo, giáo viên và quản lý thư viện trong suốt 3 năm qua.
"Đó là một nỗ lực phối hợp, rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức", theo Saara Jantunen, một nhà nghiên cứu cao cấp của Bộ Quốc phòng Phần Lan. "Tương tự bảo vệ máy tính khỏi virus, dĩ nhiên chính phủ sẽ chịu trách nhiệm đối với một số mặt nhất định, nhưng cuối cùng nó vẫn phải thuộc vào từng cá nhân".
Đối với hiệu trưởng Kivinen, người tiên phong trong chương trình năng lực thông tin tại trường học, không một ai là quá trẻ để bắt đầu suy xét về độ tin cậy của thông tin mà họ gặp phải.
"Ngày nay trẻ em không đọc báo hay xem tin tức trên TV, điều mà ở đây được tán thành", ông nói. "Chúng không tìm kiếm tin tức, mà là vô tình bắt gặp trên WhatsApp, YouTube, Instagram, Snapchat… Hay chính xác hơn, một thuật toán đã chọn lấy những thông tin ấy và dành riêng cho những đứa trẻ. Chúng phải có khả năng tiếp cận mọi thứ một cách nghiêm túc, không phải với thái độ bất cần - chúng tôi không muốn học sinh của mình nghĩ rằng mọi người đều nói dối".
Học sinh Phần Lan bỏ phiếu về việc học sinh 16 tuổi nên có quyền biểu quyết hay không. Ảnh: Kari Kivinen
Theo Kivinen, tin giả không phải là một thuật ngữ tốt, đặc biệt đối với trẻ em. Cụ thể có thể kể ra 3 loại riêng biệt: tin gây hiểu lầm, tin cố tình gây nhầm lẫn và tin đồn nhảm, nó có thể đúng nhưng thường có chủ đích gây hại.
"Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể nắm bắt được điều này", ông nói. "Chúng thích trở thành thám tử. Nếu bạn có thể khiến chúng đặt câu hỏi cho các nhà báo và chính trị gia ngoài đời thực về những gì là quan trọng, hãy tiến hành các cuộc tranh luận và bầu cử mô phỏng tại trường học, yêu cầu chúng viết các báo cáo chính xác và giả mạo về … dân chủ và các mối đe doạ đến nó, bắt đầu cho một ý nghĩa nào đó".
Ông ấy muốn học sinh của mình đặt ra những câu hỏi, dạng như: Ai đã tạo ra thông tin này và tại sao? Nó được công bố ở đâu? Nó thực sự nói lên điều gì? Nó ám chỉ ai? Nó dựa trên cơ sở nào? Có bằng chứng nào không hay chỉ là ý kiến của ai đó? Còn có thể kiểm chứng ở nơi nào khác?
"Bạn phải luôn xác minh dữ kiện. Quy tắc số một: không sử dụng Wikipedia và luôn luôn sử dụng 3 hoặc 4 nguồn khác nhau và đáng tin cậy", theo học sinh Mathilda, 18 tuổi. "Chúng tôi học được chúng một cách căn bản trong mọi môn học".
Priya, 16 tuổi, cho biết giáo dục chính là"cách tốt nhất để chống lại tin giả. Vấn đề ở đây là bất cứ ai cũng có thể đăng lên thông tin. Một chính phủ không thể làm gì nhiều khi họ phải đối mặt với những công ty đa quốc gia như Google hay Facebook. Vì vậy, giáo dục là thứ hiệu quả nhất".
Một phần của việc giáo dục thường xuyên cũng được hỗ trợ, nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) tại Phần Lan. Bên cạnh việc vận hành một dịch vụ xác minh dữ kiện hiệu quả, tổ chức Faktabaari, đã hỗ trợ tổ chức cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu 2014 với sự hỗ trợ đến từ đội ngũ tình nguyện viên là các nhà báo và nhà nghiên cứu.
"Về cơ bản, chúng tôi đặt mục tiêu mang đến cho mọi người công cụ của riêng họ", Mikko Salo, thành viên của nhóm chuyên gia cấp cao độc lập EU phát biểu về tin giả. "Hãy cố gắng ngăn ngừa các vấn đề, hơn là nói cho mọi người điều gì là đúng và sai. Điều đó có thể dễ dàng dẫn đến sự phân hóa".
Trong cuộc bầu cử quốc hội Phần Lan diễn ra vào tháng 4 năm ngoài, chính phủ đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo để cảnh báo cử tri về tác động của tin tức giả mạo, với khẩu hiệu "Phần Lan có những cuộc bầu cử tốt nhất trên thế giới. Hãy suy nghĩ vì sao chúng ta lại đạt được điều đó".
Ngày nay, tổ chức phi chính phủ, được tài trợ một phần bởi Bộ Văn hóa, thường tổ chức các cuộc thi phát triển phần mềm công nghệ giáo dục với những công ty khởi nghiệp sáng tạo của Phần Lan trong nỗ lực phát triển "nguyên liệu có ý nghĩa" cho các trường học và nhóm thanh niên, Meri Seistola, giám đốc điều hành của tổ chức Mediametka cho biết.
Seistola cho biết "chúng tôi làm việc với hình ảnh, video, văn bản, nội dung số và sau đó để sinh viên của chúng tôi tự tạo ra nội dung của mình, yêu cầu họ nhận diện tất cả các loại tin tức sai lệch", từ tuyên truyền cho đến "mồi câu", châm biếm đến thuyết âm mưu, kiến thức giả khoa học cho đến các báo cáo mang thiên hướng đảng phái, từ những câu chuyện mô tả sự kiện không bao giờ xảy ra cho đến các lỗi thực tế vô ý.
Phần Lan có lợi thế đi trước về kiến thức thông tin, xếp hạng nhất hoặc gần đứng nhất đối với các chỉ số quốc tế về tự do báo chí, tính minh bạch, giáo dục và công bằng xã hội. Học sinh tại đất nước này có điểm đọc PISA cao nhất trong EU.
"Mức độ tin tưởng vào các tổ chức quốc gia, trên các phương tiện truyền thông, trong toàn xã hội ở các nước Bắc Âu có xu hướng cao hơn nhiều quốc gia khác. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi phải cảnh giác cao hơn ngay lúc này, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, vì chúng tôi sẽ có nhiều thứ để đánh mất hơn", theo tổ chức Faktabaari.
Giang Vu theo Guardian