Hôm nay,ềutổchứccánhândùngtênmiềnquốctếchưanắmrõquyđịnhcủaphápluậkết quả u19 roma ngày 9/6/2017, tại TP.HCM, Vụ Pháp chế và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng TMQT tại Việt Nam.
Cũng như hội nghị tập huấn đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/5 vừa qua, hội nghị phổ biến về TMQT cho các đơn vị thuộc khu vực phía Nam là cơ hội để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì TMQT thảo luận, trao đổi với Bộ TT&TT, nắm bắt đầy đủ các quy định quản lý TMQT, từ đó vừa đảm bảo việc kinh doanh đúng quy định pháp luật vừa tư vấn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký một cách thuận lợi.
Các nội dung chính được tập trung phổ biến, tập huấn tại hội nghị gồm có: các quy định liên quan đến đăng ký, sử dụng TMQT; trách nhiệm của Nhà đăng ký TMQT và chủ thể đăng ký, sử dụng TMQT tại Việt Nam; tình hình quản lý, sử dụng TMQT tại Việt Nam cùng công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm về TMQT.
Trong phát biểu khai mạc hội nghị, ông Võ Thanh Lâm - Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của Internet trong thời gian qua đã đem lại các lợi ích không thể phủ nhận cho cuộc sống của mỗi chúng ta, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, Internet phát triển cũng đồng thời làm gia tăng các vấn đề của xã hội trên đó, đặc biệt xảy ra ngày càng nhiều vụ việc vi phạm pháp luật trong việc sử dụng các website, đưa thông tin xấu, độc, sai sự thật lên các trang mạng mà Bộ TT&TT đã phải xử lý thời gian vừa qua.
Tên miền Internet bao gồm cả tên miền quốc gia lẫn tên miền quốc tế, ngoài ý nghĩa về dấu hiệu nhận dạng, phản ánh tên gọi, thương hiệu, dịch vụ,... đi liền với chủ thể, thì về mặt kỹ thuật trên môi trường mạng chỉ được coi là công cụ để truy cập các nội dung đặt tại máy chủ được định danh bởi địa chỉ IP đi kèm theo tên miền. Tuy nhiên, nhiều chủ thể đăng ký sử dụng tên miền quốc tế cho rằng việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam là dễ dàng hơn và khôngchịu sự quản lý, không bị kiểm soát bởi các quy định của pháp luật Việt Nam.
“Thực tế này dẫn đến trong thời gian qua phần lớn các vi phạm trang thông tin điện tử hoặc sử dụng các trang thông tin điện tử để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật… chủ yếu rơi vào các trang sử dụng tên miền quốc tế. Đặc biệt, đối với các trường hợp có chủ ý đăng ký tên miền với dụng ý xấu, các chủ thể thậm chí đăng ký dịch vụ ẩn thông tin để né tránh các quy định quản lý. Điều này đang làm khó và làm liên đới, ảnh hưởng trực tiếp đến các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam”, ông Lâm cho hay.
Cũng theo nhận định của ông Lâm, việc xử lý vi phạm trong thời gian vừa qua của các cơ quan chức năng chưa được quan tâm một cách phù hợp, vẫn còn đang tập trung thiên về xử lý những chủ thể sử dụng tên miền quốc gia “.VN” mà bỏ qua các vi phạm trên tên miền quốc tế (đối tượng vi phạm chủ yếu, chiếm đa số). Điều này lâu dài sẽ dẫn đến hệ lụy xấu ảnh hưởng đến việc phát triển cân đối giữa tên miền quốc gia và tên miền quốc tế cũng như vấn đề thực thi pháp luật Việt Nam, bảo vệ lợi ích cộng đồng tạo ra lỗ hổng cho các vi phạm về tên miền quốc tế ngày càng gia tăng.
Ông Lâm cho biết, để giải quyết hiện trạng nêu trên và đảm bảo quản lý bình đẳng việc đăng ký, sử dụng của chủ thể sử dụng tên miền quốc gia “.VN” và tên miền quốc tế tại Việt Nam, hiện tại Bộ TT&TT đang tiến hành rà soát sửa đổi, thay thế các văn bản pháp luật liên quan, không còn phù hợp với thực tế đảm bảo các chủ thể tại Việt Nam khi sử dụng tên miền quốc tế hay tên miền “.VN” đều phải tuân thủ các quy định như nhau về quản lý thông tin, trong đó có Nghị định 174 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, CNTT và tần số vô tuyến điện; đồng thời đẩy mạnh và tăng cường công tác thanh kiểm tra tên miền quốc tế trên diện rộng trong năm 2017.