Vụ Novak Dojovic: Sức khỏe cộng đồng đứng trên thể thao_kèo châu âu tối nay

Sự ồn ào của Djokovic

Một lần nữa,ụNovakDojovicSứckhỏecộngđồngđứngtrênthểkèo châu âu tối nay thể thao trở thành tấm gương phản chiếu hành vi xã hội. Những gì vừa xảy ra với Novak Djokovic khi nhập cảnh vào Australia sẽ không có tầm quan trọng và chắc chắn không ồn ào như hiện tại nếu anh không phải một VĐV xuất sắc, chuẩn bị tham gia một giải đấu hàng đầu thế giới.

Câu chuyện của Djokovic đơn thuần là một vấn đề với thị thực nhập cảnh vào một quốc gia, với phán quyết của cơ quan biên phòng về việc liệu các yêu cầu được quy định trong luật pháp khi thực hiện nhập cảnh có được đáp ứng hay không.

Những vấn đề này nảy sinh hàng ngày và hàng giờ trên tất cả các biên giới của thế giới mà không xuất hiện trên trang nhất của các phương tiện truyền thông.

{keywords}
Một số người cầm cờ Serbia biểu tình trước khách sạn mà Djokovic bị cách ly

Nhưng Djokovic là một ngôi sao có tầm ảnh hưởng lớn và thể thao đóng vai trò một sân khấu. Điều này tạo nên sự tranh cãi và kéo theo những vấn đề ngoài thể thao.

Trong cuộc tranh luận này, việc được miễn trừ y tế đối với tiêm chủng Covid-19 của Djokovic mà phía BTC Australian Open xác nhận, ít nhất là cho đến nay, không xem xét theo luật của Australia cũng như quy định của Bộ Y tế nước này.

Vì thế, người dân Australia đã phản đối kịch liệt việc Djokovic được nhập cảnh, trước khi cơ quan biên phòng quyết định tạm cách ly anh tại khách sạn và hủy visa.

Bộ Y tế Australia từng gửi hai bức thư cho BTC Australian Open, nêu rõ các trường hợp tương tự Djokovic không được phép nhập cảnh. Anh không chứng minh được tính hợp lệ trong các quy định miễn trừ cách ly trước cơ quan biên phòng.

Giữa những tranh cãi quanh Djokovic, chính quyền Australia hôm thứ Sáu cũng quyết định hủy visa của tay vợt nữ Renata Voracova, người phải trở về CH Séc nếu tòa án không có quyết định khác vào 10/1.

Sức khỏe cộng đồng đặt lên trên tất cả

Nhiều quốc gia châu Âu đưa ra những quy định chi tiết về tiêm chủng vắc xin Covid-19 để được tham gia vào một số hoạt động cụ thể.

Ở Tây Ban Nha, Tòa án tối cao thông qua quy định việc xuất trình thẻ tiêm chủng bắt buộc đối với các hoạt động công cộng.

Italy cũng vừa đưa ra quy định liên quan đến tiêm chủng sau khi trải qua 7,08 triệu ca nhiễm và 139.000 trường hợp tử vong: không thể tiếp cận hoặc tham gia vào các hoạt động nhất định.

Sự hạn chế về quyền tự do này đã được xác nhận bởi Tòa án tối cao, nơi cho rằng giá trị của các biện pháp bảo vệ tập thể quan trọng hơn so với ưu tiên về mặt cá nhân.

Với trường hợp Djokovic, Alberto Palomar Olmeda - Giáo sư Luật Hành chính, chuyên gia về luật thể thao ở Tây Ban Nha - nêu quan điểm: "Mối quan tâm thể thao, việc biểu diễn quần vợt không thể nằm trên lợi ích chung của việc giữ gìn sức khỏe cộng đồng".

Ông cho rằng "các quyết định của cá nhân đều được tôn trọng một cách hợp lý, nhưng khả năng tham gia vào cuộc sống xã hội mà không tuân thủ các quy định về sức khỏe dẫn đến thiệt thòi cho người khác không cho phép ngoại lệ, ngay cả đối với những tay vợt giỏi nhất thế giới".

{keywords}
Nhiều đồng nghiệp không ủng hộ Djokovic

'Novak rất táo tợn, thiếu tôn trọng mọi người'

Với rắc rối mà Djokovic đang trải qua, anh trở thành hình mẫu cho những người chống vắc xin, điều vốn đang khiến các quốc gia đau đầu trong việc kiểm soát đại dịch.

Chính các đồng nghiệp cũng cảm thấy không công bằng nếu Djokovic được ưu ái.

"Tôi nghĩ nếu muốn, Djokovic có thể dự Australian Open mà không gặp sự cố nào", Rafa Nadal lên tiếng. "Nhưng anh ấy đã quyết định theo cách khác. Mọi người đều có quyền tự quyết định, nhưng phải chịu hậu quả. Thế giới đã chịu đựng quá đủ để phớt lờ các quy tắc".

Cựu tay vợt người Australia, Sam Groth, nặng nề hơn khi gọi Djokovic là kẻ đạo đức giả và chỉ trích anh không tôn trọng mọi người.

"Việc miễn trừ y tế cho Novak đã gây bất lợi cho tất cả người dân Australia", Sam Groth nói với Herald Sun.

"Đối với một chàng trai nói rằng anh ta sẽ không bao giờ tiết lộ bất cứ điều gì về tình trạng y tế của mình, đi ra ngoài và hô lên anh ta được miễn trừ y tế là rất táo tợn.

Bạn có sẵn sàng nói rằng bạn được miễn trừ y tế nhưng không giải thích lý do? Tôi thì không. Thật là thiếu tôn trọng đối với tất cả những người đã phải chịu đựng cuộc sống như địa ngục này trong hai năm".

Nick Kyrgios, tay vợt 26 tuổi người Australia, ủng hộ vắc xin và các biện pháp y tế mạnh. Tuy vậy, anh phản đối cách giải quyết vấn đề của cơ quan chức năng với Djokovic.

"Tất nhiên tôi tin rằng các biện pháp phải được thực hiện để chống lại bệnh Covid-19. Tôi đã tiêm vắc xin vì lợi ích của người khác và sức khỏe của mẹ tôi. Nhưng họ đang xử lý tình huống của Novak rất tệ".

Thể thao không thể vượt qua sức khỏe cộng đồng. Quy tắc cần được tôn trọng, nhất là liên quan vấn đề biên giới và đại dịch. 

Thiên Thanh

Giải Australian Open: Trận 'động đất' mang tên Novak Djokovic

Giải Australian Open: Trận 'động đất' mang tên Novak Djokovic

Novak Djokovic bị giữ ở Melbourne cho đến phiên điều trần thứ Hai tới, để quyết định xem anh bị sẽ trục xuất khỏi nước này hay được dự Australian Open 2022.