ICT Việt Nam tăng trưởng bất chấp đại dịch Covid-19
Chiều 22/12,Đạidịchchochúngtanhữngbàihọcvàcơhộitrămnălich thi dau laliga tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Thông tin & Truyền thông.
Hiện cả nước có tổng cộng 64.000 doanh nghiệp công nghệ số (tăng 9,5%). Tổng số lao động toàn ngành là 1,4 triệu người, tăng 8% so với năm 2020.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 gây nhiều ảnh hưởng nhưng các chỉ số xếp hạng trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành TT&TT vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Thông tin & Truyền thông. |
Năm 2021, doanh thu ngành TT&TT đạt 3,46 triệu tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra, tăng trưởng 9% so với năm 2020. Mức tăng trưởng của ngành TT&TT gấp từ 3,6 - 4,5 lần so với mức dự báo tăng trưởng 2% - 2,5% GDP của quốc gia.
Theo báo cáo về Chỉ số tích hợp phát triển bưu chính năm 2021 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố, Việt Nam xếp thứ 47/168 quốc gia (tăng 2 bậc so với năm 2020).
Ở lĩnh vực an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã có sự thăng tiến trong bảng xếp hạng quốc tế (GCI) (từ vị trí 50 năm 2018 lên vị trí 25 của năm 2020).
Tổng doanh thu ngành TT&TT qua các năm. |
Những thách thức do dịch bệnh gây ra đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Chỉ trong thời gian ngắn, công cuộc chuyển đổi số quốc gia đã lan tỏa sâu rộng, tạo nên một làn sóng chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc.
Tính đến 15/12/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tại Việt Nam hiện đạt 96%, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm qua, doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 130.768 tỷ đồng tăng 2% so với năm 2020. Tỷ lệ phủ cáp quang đến hộ gia đình năm 2021 đạt 65%, tăng 10% so với năm 2020.
Số lượng thuê bao di động Việt Nam năm 2021 ước đạt 123,76 triệu thuê bao. Trong đó có 92,88 triệu thuê bao là smartphone, chiếm tỷ lệ 75%. .
Tăng trưởng doanh thu của ngành TT&TT trong năm 2021. |
Với các dịch vụ mới, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm 5G tại 16 tỉnh, thành phố với 300 trạm phát sóng 5G, tốc độ trung bình đạt từ 500-600 Mbps (gấp 10 lần so với tốc độ 4G). Bộ cũng đã tham mưu Thủ tướng phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money).
Trong năm qua, Bộ TT&TT đã tổ chức thành công Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số (ITU Digital World 2021), khẳng định vai trò, vị thế Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế số và thực hiện hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Năm tích cực chuyển đổi số của các Bộ, ngành, địa phương
Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh sự hỗ trợ của Bộ TT&TT và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đối với Bộ Công an trong việc tháo gỡ các khó khăn trong quá trình triển khai cơ sở dữ liệu về dân cư.
Ở thời điểm hiện tại, Bộ Công an đã xây dựng được bản đồ số dân cư quốc gia. Đây là minh chứng cho thấy dữ liệu dân cư trên nền tảng số sẽ đóng góp quan trọng, phục vụ cho chuyển đổi số.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc. |
Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, với ngành ngân hàng, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc và cấp thiết.
NHNN đã phối hợp với Bộ TT&TT và Bộ Công an để tham mưu triển khai dịch vụ Mobile Money. Dịch vụ này sẽ góp phần thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa và bổ trợ cho hệ sinh thái ngân hàng hiện có.
Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. |
Với sự phối hợp, hỗ trợ của Bộ TT&TT, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định chuyển đổi số ngành ngân hàng với nhiều mục tiêu, trong đó có 50% các món vay nhỏ lẻ được thực hiện bằng công nghệ số và 80% người dân có tài khoản ngân hàng vào năm 2025.
Mỗi ngày, các hệ thống thanh toán quan trọng xử lý 10 triệu giao dịch với khoảng 700.000 tỷ đồng và hoàn toàn trên các giao dịch điện tử.
"Tôi đề xuất Bộ TT&TT đẩy nhanh tiến trình xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật Giao dịch điện tử để ngành ngân hàng chuyển đổi số thuận lợi và đảm bảo an ninh, bảo mật gắn với an toàn giao dịch điện tử.", ông Dũng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, nhờ sự dẫn dắt của Bộ TT&TT về mặt thể chế, hạ tầng, Bộ TN&MT có thể ký số, xử lý công việc không dùng giấy tờ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà. |
Dữ liệu đất đai sẽ trở thành một loại tài nguyên giá trị. Tuy nhiên, việc sử dụng cơ sở dữ liệu về đất đai chỉ đạt được hiệu quả khi kết nối được với các dữ liệu khác. Bộ TT&TT sẽ đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự kết nối, liên thông dữ liệu này.
Ông Lê Quốc Minh - Tổng biên tập báo Nhân Dân chia sẻ, báo chí không thể đứng độc lập mà phải kết hợp với công nghệ, đầu tư vào công nghệ. Trên thế giới, các công nghệ đang đầu tư mạnh để sản xuất nội dung và ngược lại, báo chí cần đi theo hướng chuyển đổi thành các công ty công nghệ.
Ông Lê Quốc Minh - Tổng biên tập báo Nhân Dân. |
Để làm điều đó, báo chí cần được sản xuất đa nền tảng, đa nội dung. Các tòa soạn cần đầu tư vào công nghệ số, ứng dụng AI, sử dụng tối đa các công cụ đo lường, phân tích. Bên cạnh đó, cần xem xét việc nghiên cứu ứng dụng không chỉ AR, VR mà cả MR, XR và thậm chí là vũ trụ ảo metaverse.
Đại diện cho tiếng nói ở địa phương, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trình bày về ứng dụng các giải pháp CNTT vào việc phòng chống dịch Covid-19. Theo ông Trần Văn Tuấn - Phó Chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổ công nghệ phòng chống dịch Covid-19 đã có đóng góp quan trọng vào sự thành công trong công tác chống dịch. Một lượng lớn F0 tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã được truy vết, phát hiện nhờ công nghệ.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí. |
Ông Lê Minh Trí - Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết, công nghệ số sẽ tác động đến hành vi, thói quen của người dùng. Ngày càng xuất hiện nhiều hơn các loại hình tội phạm mạng. Điều này đòi hỏi hệ thống pháp luật cần liên tục được làm mới, hoàn thiện để quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các loại hình tội phạm mới.
“Bên cạnh việc thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ, cần phải nghiên cứu cả mặt trái của nó để có biện pháp quản lý”, ông Trí nói.
Người Việt hãy ủng hộ sản phẩm công nghệ Việt Nam
Phát biểu tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, 2021 là một năm khó khăn của đất nước, nhưng tất cả đã cùng nhau vượt qua. Ngành TT&TT có đóng góp quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn đó.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. |
Theo những số liệu mới được công bố, kinh tế số Việt Nam hiện đạt cỡ 21 tỷ USD, ngang với Malaysia và thấp hơn Thái Lan. Kinh tế số Việt Nam được dự báo sẽ có sự bứt phá trong những năm tới đây. Trong 3 năm tới, Việt Nam sẽ vượt Malaysia, Thái Lan và chỉ thua Indonesia về kinh tế số trong khu vực.
Dự báo là thế nhưng cũng sẽ có những khó khăn mà không thể lường trước được. Dẫu vậy, bằng tất cả những gì đã chuẩn bị, cộng với tinh thần vượt khó, Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu đó.
Trong công cuộc chống dịch và phát triển kinh tế, báo chí và truyền thông đã đồng hành cùng Chính phủ và các Bộ, ngành. Năm tới, Bộ TT&TT cần chủ động phối hợp góp phần định hướng, tạo niềm tin xã hội.
Trong đại dịch, Bộ TT&TT đã tập hợp được đội ngũ đông đảo các doanh nghiệp, các chuyên gia, lập rất nhiều các nhóm công tác, tổ làm việc để giải bài toán cụ thể cho từng nơi, từ đó nhân rộng ra cả nước.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người Việt nên ủng hộ sản phẩm công nghệ Việt Nam để làm cho các sản phẩm này tốt lên và từng bước cạnh tranh với các sản phẩm ngoại. |
Năm 2022, Việt Nam cần hoàn thành cơ sở dữ liệu về tài nguyên, đặc biệt quan trọng nhất với người Việt Nam là tài nguyên đất đai. Việc hoàn thành tài nguyên dữ liệu về đất đai sẽ tạo nên một tác động xã hội lớn, không kém gì câu chuyện thanh toán điện tử. Chỉ khi đó, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số mới có những bước tiến thực chất.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần tiếp tục ứng dụng, hoàn thiện các giải pháp công nghệ phục vụ chống dịch. Việc triển khai các giải pháp này nằm ở tất cả các khâu với nhiều tầng lớp.
Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các nền tảng cung cấp những dịch vụ như thương mại điện tử, học trực tuyến. Đây là cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Các nền tảng do người Việt tạo ra vẫn chưa chiếm được thị phần khi so với nước ngoài. Cần đẩy mạnh hơn nữa các nền tảng công nghệ Việt Nam. Việc sử dụng sản phẩm Việt Nam chính là cách tốt nhất để giúp chính các sản phẩm này phát triển.
Phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2022
Phát biểu đáp từ tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận các ý kiến đóng góp; cam kết sẽ xử lý công việc theo tinh thần việc 5 năm thì làm 1 năm và khi có khó khăn thì gặp gỡ trực tiếp.
Điều quan trọng nhất của chuyển đổi số là kết nối dữ liệu. Bộ TT&TT sẽ đóng vai trò điều phối, thúc đẩy, đồng hành không chỉ trong lĩnh vực công nghệ số mà cả trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. |
Năm 2021 đã thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi số, nhưng hạ tầng, cách làm vẫn là thời CNTT, bởi vậy các vấn đề của ngành TT&TT đã bộc lộ ra một cách rõ ràng.
“Chúng ta đã có một cách tiếp cận đúng với các vấn đề lộ ra. Thay vì lo sợ và tìm cách giấu đi hay bao biện thì chúng ta đã chọn cách nhận trách nhiệm và tìm cách giải quyết. Vấn đề lộ ra là một cơ may hiếm có để ngành ta phát triển.”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành, trên phạm vi toàn quốc toàn dân và toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới. Đầu tư của Bộ TT&TT năm 2022 sẽ tập trung vào công nghệ số để giảm tải cho người lao động.
Đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng trăm năm một lần. Đại dịch cũng cho chúng ta những bài học và cơ hội trăm năm. Năm 2022 và những năm tiếp theo sẽ là thời cơ tận dụng, bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng để Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Trọng Đạt
Dữ liệu là tài nguyên để phát triển kinh tế Việt Nam
Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam vừa được tổ chức với chủ đề “Phục hồi và Bứt phá trong kỷ nguyên dữ liệu hóa”.