Tình người... dìu nhau qua đại dịch_giải j-league 1 nhật bản
Bình Dương đã trở về trạng thái “bình thường mới” sau bao ngày vất vả chống dịch. Đau thương,ìnhngườidìunhauquađạidịgiải j-league 1 nhật bản mất mát qua đi nhưng tình người ở lại. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai”... trong đại dịch, biết bao con người đã không ngại khó khăn, vất vả và thậm chí là an toàn tính mạng để chung tay phòng, chống dịch bệnh.
Không khí khẩn trương ở điểm cấp phát lương thực khu phố 6, phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một
“Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, để người dân cảm thấy ấm lòng vì được quan tâm, chia sẻ, những ngày phòng, chống dịch bệnh, cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đã vào cuộc, cùng chung tay, góp sức chăm lo cho dân. Việc đầu tiên đáng ghi nhận là đường dây nóng hỗ trợ lương thực, thực phẩm ở nhiều xã, phường nhanh chóng được thành lập.
Điển hình tại phường Phú Mỹ (TP.Thủ Dầu Một). Đường dây nóng hoạt động hết công suất và hỗ trợ kịp thời cho người dân. “A lô, anh ơi, mai cho phòng em ít rau nhé. Tụi em hết rau rồi”. “A lô, chị ơi, mai phường có rau củ quả gì, cho em ít nhé, nhà em hết rồi”... đó là những câu nói quen thuộc của người dân điện thoại tới các trưởng, phó ban điều hành khu phố, lãnh đạo các đoàn thể trên địa bàn phường Phú Mỹ. Ông Huỳnh Tấn Sơn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường Phú Mỹ, cho biết đó là những cuộc gọi từ đường dây nóng hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân...
Theo đó, mỗi buổi sáng sớm, tại văn phòng khu phố 6 - nơi tiếp nhận ủng hộ nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân ảnh hưởng bởi Covid-19 của phường Phú Mỹ đã có nhiều cán bộ công chức, chị em hội viên phụ nữ tập trung để làm công việc đóng gói, phân chia lương thực, thực phẩm... Và những phần quà này đến tận tay người dân khu phong tỏa, người khó khăn, người già neo đơn... thông qua những “Chuyến xe nghĩa tình”.
Ông Huỳnh Tấn Sơn cho biết: “Hàng ngày, chúng tôi túc trực tại đây để tiếp nhận nguồn ủng hộ từ các nhà hảo tâm, cũng như phân phát đến những người khó khăn. Không đợi người dân cầu cứu, hàng ngày, trưởng, phó ban điều hành khu phố, các đoàn thể sẽ nắm tình hình, tổng hợp những người dân nào khó khăn cần hỗ trợ, phường sẽ cấp phát lương thực, thực phẩm đến tận nơi”.
Lá lành đùm lá rách
Người dân đất Thủ nhân ái - nghĩa tình. Và trong cơn đại dịch vừa qua, cái nghĩa, cái tình ấy lại càng có thêm cơ hội để tỏa sáng. Không chỉ trong hệ thống chính trị, phong trào chăm lo cho người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã được “kích hoạt” và lan tỏa rộng khắp với sự đồng lòng, chung tay giúp đỡ của nhiều người.
Còn nhớ, những ngày thực hiện Chỉ thị 16+ của Thủ tướng Chính phủ, chợ tự phát cấm, chợ truyền thống buôn bán rất hạn chế. Hàng hóa đắt đỏ, nhất là mặt hàng rau củ quả do khan hiếm. Ấy vậy mà có người nông dân, vài ba ngày lại chở những bịch đậu bắp to tướng đi tặng các điểm tiếp nhận nhu yếu phẩm ở các phường. Khi được hỏi vui: “Cơ hội làm giàu, sao anh không đi bán mà đem đi tặng không vậy?”. Với giọng nói sang sảng đậm chất nông dân, anh nói: “Mấy bữa đầu tui cũng đem ra mối bán như bình thường. Nhưng về nhà tôi chợt nhớ ra, có giàu nghèo gì mấy bịch rau đâu. “Lá lành đùm lá rách”, nên tôi không đem ra chợ bán nữa mà dành cho người dân ở các khu phong tỏa”. Và xe rau từ thiện của anh không chỉ quanh quẩn ở TX.Tân Uyên, TP.Thủ Dầu Một, mà xuống tận các khu phong tỏa ở TP.Dĩ An, TP.Thuận An. Anh là Nguyễn Văn Hùng, một nông dân thứ thiệt ở TX.Tân Uyên.
Với truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam, người dân Bình Dương luôn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo giữa lúc dịch bệnh đang còn nhiều khó khăn. Như chị Đoàn Thùy Dương, chủ nhà trọ ở khu phố 2, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một là một điển hình. Chị có gần 70 phòng trọ cho thuê, với giá từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/phòng/tháng và nhiều mặt bằng cho thuê khác. Trong đợt dịch bệnh hồi đầu năm 2020, chị Dương đã miễn 100% tiền thuê phòng trong tháng 4, tháng 5. Sang năm 2021, 3 tháng vừa qua (tháng 7, 8, 9), chị Dương tiếp tục giảm 100% tiền phòng cho người ở trọ. Riêng các mặt bằng kinh doanh chị giảm 50% và số tiền thu được từ mặt bằng kinh doanh, chị dùng toàn bộ để mua lương thực, thực phẩm tặng các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh. Chị Dương chia sẻ: “Hai năm qua, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến người lao động, nhiều người thất nghiệp. Tuy nhiên, khu nhà trọ của tôi không ai về quê, bởi họ biết khi khó khăn sẽ được ở trọ miễn phí, lại được cung cấp lương thực, thực phẩm miễn phí”.
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, để người dân cảm thấy ấm lòng vì được quan tâm, chia sẻ, những ngày phòng, chống dịch bệnh, cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đã vào cuộc, cùng chung tay, góp sức chăm lo cho dân. Việc đầu tiên đáng ghi nhận là đường dây nóng hỗ trợ lương thực, thực phẩm ở nhiều xã, phường nhanh chóng được thành lập. |
Trao đổi với những người ở trọ ở đây, ai cũng bày tỏ sự cảm kích vì sự chia sẻ, động viên rất kịp thời của chủ nhà trọ. Một chị ở trọ chia sẻ: “Mấy tháng nay thất nghiệp nên phải chi tiêu rất tằn tiện. May mắn, tôi được chủ trọ miễn 100% tiền phòng, cộng với lương thực, thực phẩm được hỗ trợ nữa nên cũng bớt lo. Chỉ mong nhanh được đi làm lại”.
Hay tại khu nhà trọ của chị Lê Thị Duyên ở phường Phú Mỹ (TP.Thủ Dầu Một) cũng vậy. Khu trọ có 20 căn, lúc mới có dịch bệnh chị giảm 20%, tháng 8 chị giảm luôn 100% và tháng 9 người ở trọ đi làm lại những chị vẫn giảm 50%. Chị Duyên chia sẻ: “Tôi cũng có sung sướng gì đâu, vay ngân hàng để mua đất, xây khu trọ này. Mùa dịch bệnh công việc kinh doanh “đóng băng” nên gánh nặng nợ nần không ít. Tuy nhiên, mình khổ một thì người ở trọ khổ mười nên chia sẻ để cùng nhau vượt qua”.
Do dịch bệnh nên không cười nói rôm rả như mọi ngày, nhưng những người ở trọ ở đây đều rất phấn khởi. Họ cùng nói: “Khu nhà trọ này thực hiện “Ai ở đâu, ở yên đấy” tốt lắm đó nhen. 20 phòng trọ ở đủ không một ai về quê. Và họ vui vẻ nói rằng: Về quê làm gì? Trong khi ở nhà trọ đã được miễn giảm. Lương thực, thực phẩm được chủ nhà trọ, chính quyền địa phương cung cấp đầy đủ, còn được hưởng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Dịch bệnh ổn rồi, chỉ mong sớm quay lại công việc”.
Hay chị Nguyễn Thị Cẩm Tú, Giám đốc Công ty TNHH Lan Anh Bình Dương cũng vậy. Khi TX.Tân Uyên căng mình chống dịch thì chị Tú đã có mặt kịp thời để hỗ trợ thuốc, máy móc, đặc biệt là phối hợp cùng chính quyền địa phương chăm lo cho ca test nhanh dương tính nhưng chưa được chuyển đi cách ly, điều trị tập trung. Theo thống kê của Ủy ban MTTQ TX.Tân Uyên, đến nay chị Tú đã hỗ trợ cho người dân hơn 10.000 liều thuốc, gồm cả thuốc uống, thuốc xông (dạng viên, thuốc xông dạng lá cây thuốc nam), nước tỏi và nhiều máy móc, trang thiết bị khác.
Mùa dịch bệnh mua sắm gì cũng đâu phải là chuyện dễ. Để có thuốc xông cho người bệnh, chị Tú phải liên hệ mua tận miền Tây thuê xe tải chở về. Không chỉ phát thuốc, mỗi ngày, bếp yêu thương ở công ty chị Tú luôn đỏ lửa để nấu cả ngàn suất ăn cho người bệnh ở khu điều trị, cán bộ, chiến sĩ và các chốt trực, khu cách ly tập trung, đội thanh niên lấy mẫu test, nhân viên trạm y tế... Những đóng góp của chị Tú trong thời gian qua đã góp phần lan tỏa, kết nối và sẻ chia yêu thương trong cuộc sống, để mọi người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và cùng nhau tạo nên sức mạnh đẩy lùi dịch bệnh.
Với nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19, qua đó cho thấy rằng người dân đất Thủ luôn nghĩa tình - nhân ái, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn. Dịch bệnh đã được kiểm soát. Bình Dương đã trở lại trạng thái “bình thường mới’. Cuộc sống mới đang bắt đầu...
THU THẢO