Khởi đầu mạnh mẽ của Tổng thống Biden_tỉ số bóng đá ngoại hạng anh

Cam kết đáng khích lệ nhất của cựu Tổng thống Donald Trump trong năm 2016 là chi một nghìn tỷ đôla vào các tuyến đường bộ,ởiđầumạnhmẽcủaTổngthốtỉ số bóng đá ngoại hạng anh đường sắt của Mỹ và "rất nhiều cây cầu có nguy cơ đổ sập".

Chi tiêu liên bang cho cơ sở hạ tầng lúc đó đang ở mức thấp nhất trong 6 thập niên. Và ông Trump tuyên bố nhu cầu về một sự đầu tư như vậy là cấp thiết.

Trong bài viết có tựa đề "Khởi đầu mạnh mẽ của Tổng thống Biden", báo The Economist cho rằng cam kết đó của ông Trump dường như có vẻ đáng tin cậy, vì một thành viên Cộng hòa yêu thích các dự án lớn có thể thực hiện được thành công, nhưng thực tế không được như vậy. 

{keywords}
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: PA

Tạp chí này chỉ ra rằng, Khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, ông đã chứng tỏ nghiêm túc hơn nhiều về cam kết tương tự. Ông muốn chi thêm 2 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, cả cứng và mềm, trong 8 năm tới. Ông sẽ chi 400 tỷ USD cho ngành chăm sóc sức khỏe; và 180 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ ít phát thải các-bon.

Theo The Economist, một sự thúc đẩy như vậy, mà chính quyền tuyên bố họ sẽ chi trả bằng cách tăng thuế tập đoàn, sẽ là chưa từng có tiền lệ trong nhiều thập niên qua. Nó sẽ lớn hơn gấp đôi so với gói kích thích mà ông Biden từng giám sát hồi năm 2009. Nó sẽ bổ sung vào khoản cứu trợ Covid-19 gần 2 nghìn tỷ USD mà ông vừa phê chuẩn.  

Sau một cuộc họp tại Phòng Bầu dục với Tổng thống Biden, nhà sử học Michael Beschloss từng gợi ý rằng "kỷ nguyên Biden" sẽ sánh ngang với hai trong số các tổng thống Dân chủ đổi mới nhất trong thế kỷ qua, Franklin Roosevelt và Lyndon Johnson.

Có một số lý do để nhận định Tổng thống Biden sẽ có thể vượt qua kế hoạch của mình. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ nhiều điểm yếu và bình thường hóa các khoản chi lớn của liên bang. Đại dịch đã làm gia tăng bất hòa với Trung Quốc mà ông Biden đưa ra như một phần lý do thúc đẩy khả năng cạnh tranh kinh tế. Cam kết của ông về các ưu đãi dành cho những công ty xây dựng chuỗi cung ứng trong nước đang trực tiếp chỉ ra điều đó.

Cuộc khủng hoảng cũng tạo cơ hội sớm cho chủ nhân Nhà Trắng xây dựng động lực. Ông "tiếp quản" đại dịch Covid-19 vào một thời điểm thích hợp khi vắc-xin đã có và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Chỉ bằng cách đưa ra lời khuyên hợp lý và an ủi gia đình các bệnh nhân xấu số, Tổng thống Biden đã tạo ra một sự tương phản tích cực so với người tiền nhiệm. Hơn 70% người Mỹ ủng hộ việc ông triển khai kế hoạch tiêm chủng và gói cứu trợ Covid-19. 

{keywords}
Nguồn: The Economist

Bối cảnh thời hậu Trump cũng có lợi cho Tổng thống Biden theo nhiều cách khác nhau. Quan trọng nhất, bối cảnh đó đã đoàn kết đảng Dân chủ phía sau ông, đảm bảo đủ sức mạnh để thông qua các dự luật.

Không giống như ông Barack Obama, người được cho là đã phung phí cơ hội trong nỗ lực tìm kiếm thỏa hiệp lưỡng đảng đầy cam go, Tổng thống Biden biết rằng ông phải trông chờ vào đảng của mình để thông qua các luật.

Kế hoạch cơ sở hạ tầng của ông dường như đã được soạn thảo chủ yếu dựa trên cơ sở đó. Đảng Dân chủ dự kiến sẽ thông qua ba phần luật quan trọng, bao gồm gói cứu trợ Covid-19 và có thể là một gói về cơ sở hạ tầng, trước cuộc bầu cử giữa kỳ. So với thời Obama, một kỷ lục như vậy sẽ là rất thuận lợi.   

Hai cựu Tổng thống Roosevelt và Johnson đã làm thay đổi trật tự chính trị. Các chính sách kinh tế của ông Roosevelt tạo ra sự hòa giải mới giữa chính phủ và xã hội kéo dài suốt bốn thập niên. Ông Johnson đã giải phóng hàng triệu người Mỹ da đen.

Khi so sánh với hai người "khổng lồ" đó, các kế hoạch chi tiêu của ông Biden có vẻ như là kiểu cố gắng nhồi nhét sự thay đổi trước mốc giữa nhiệm kỳ hơn là một sự thay đổi mô hình. Tuy nhiên, hãy đặt điều đó sang một bên. So với bất kỳ người tiền nhiệm nào gần đây, các tham vọng của tân Tổng thống Mỹ thực sự khác thường. 

Thanh Hảo

Ông Biden quyết đấu với 'siêu dự án thế kỷ' của Trung Quốc?

Ông Biden quyết đấu với 'siêu dự án thế kỷ' của Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Joe Biden được tin cần có kế hoạch hiệu quả nhằm chống lại sự chuyển đổi của Sáng kiến Vành đai và Con đường, "siêu dự án thế kỷ" của Trung Quốc nếu thực sự muốn cạnh tranh với Bắc Kinh.