Bộ Tài chính lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư quy định mức thu,Đềxuấtphíthẩmđịnhvớicácdựánđiệnmặttrờiđiệngióxem keo bd hom nay chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực. Ảnh minh họa: Báo Chính phủ |
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực. Trong đó quy định thẩm định cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực có mức phí là 10,4 triệu đồng/giấy phép.
Dự thảo của Bộ Tài chính nêu rõ: tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư này. Phí nộp trực tiếp bằng tiền mặt cho tổ chức thu phí hoặc chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.
Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư. Theo đó, mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan Trung ương thực hiện: Tư vấn chuyên ngành điện lực có mức phí là 10,4 triệu đồng/giấy phép. Đối với hoạt động phát điện của công trình nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời, tùy theo công suất, có mức phí là từ 10,6 triệu đồng đến 28,8 triệu đồng/giấy phép.
Biểu mức thu phí này cũng quy định rõ mức phí thẩm định cấp giấy phép đối với hoạt động xuất, nhập khẩu điện; phân phối điện, buôn bán điện…Trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tương ứng với cấp mới.
Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, được để lại 90% tổng số tiền phí thu được, để trang trải chi phí phục vụ thẩm định, thu phí theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Số tiền phí còn lại (10%), tổ chức thu phí nộp vào ngân sách nhà nước.
D.V