Một 'thế hệ điều dưỡng mới' sẽ ra đời nhờ trí tuệ nhân tạo AI_kết quả bóng đá fa cup

Ngày 26/10,ộtthếhệđiềudưỡngmớisẽrađờinhờtrítuệnhântạkết quả bóng đá fa cup Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị khoa học điều dưỡng Quốc tế lần thứ 3, chào mừng ngày Điều dưỡng Việt Nam.

Chia sẻ tại Hội nghị, Phó giáo sư Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết điều dưỡng là công việc đói hỏi khắt khe về chuyên môn, y đức. Đây là người tiếp xúc bệnh nhân đầu tiên, tiếp xúc nhiều nhất, trực tiếp và thường xuyên nhất.

benh nhan 6.png
Điều dưỡng hỗ trợ bác sĩ ghi chép thông tin người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai. 

Để hỗ trợ cho đội ngũ nhân lực này, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều báo cáo khoa học về vai trò của công nghệ số đối với ngành điều dưỡng, việc áp dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, đặc biệt là sự ra đời của trí tuệ nhân tạo(AI) có thể thay thế vị trí này hay không?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng khoa Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên của công nghệ. "Công nghệ ngày nay đóng một vai trò rất quan trọng đối với y tế từ làm việc tới đào tạo", bà nhận định.

Theo Giáo sư Joy Notter Khoa Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học Birmingham (Anh), ngành y tế đang đối diện với các khó khăn, thách thức như sự già hóa dân số, gánh nặng kinh tế trong chăm sóc các bệnh lý mạn tính, gia tăng chi phí trong lĩnh vực y tế toàn cầu... Trong khi đó, bài toán về nhân lực y tế cũng rất đáng e ngại. Ước tính, thế giới sẽ thiếu hụt 18 triệu nhân viên y tế (thể hiện rõ rệt ở các nước phát triển) vào năm 2030. 

Tuy nhiên, sự ra đời của AI có thể tạo ra "thế hệ điều dưỡng đời mới". AI được ví như làn sóng mới, nhắm tới việc sẽ thay đổi cục diện cuộc sống của toàn cầu. Đến năm 2025, dự kiến chi phí đầu tư nghiên cứu AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu xấp xỉ đạt 36,1 tỷ USD.  

Theo Giáo sư Notter, ứng dụng tiềm năng của AI trong công việc của điều dưỡng như hỗ trợ nghiên cứu, đưa ra ý tưởng lập kế hoạch điều dưỡng, tham chiếu so sánh giữa quan điểm, giá trị của chuyên gia so với câu trả lời của trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, mặt hạn chế của AI đó là thông tin đưa ra không được kiểm chứng, không ứng dụng được vào thực tiễn. AI tập trung vào khía cạnh dữ liệu, đôi khi tạo ra sự mất cân bằng, nghiêng lệch hẳn về một quan điểm.

Về lâm sàng, AI có tiềm năng rất lớn trong chẩn đoán lâm sàng và điều trị, nhận biết sớm nhưng can thiệp, lượng giá của nhân viên y tế vẫn là yêu cầu bắt buộc. Do đó, Giáo sư Notter khẳng định AI sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích trong tương lai nếu sử dụng đúng cách nhưng không thể thay thế được công việc của người điều dưỡng.

Trí tuệ nhân tạo phát hiện 5 bệnh ung thư phổ biến, sàng lọc trước sinh

Trí tuệ nhân tạo phát hiện 5 bệnh ung thư phổ biến, sàng lọc trước sinh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị một số bệnh di truyền của Trường Đại học Y Hà Nội đã chứng minh tiềm năng AI trong y tế.