Bà Nguyễn Thị Trinh - vợ nhà thơ Dương Tường cho VietNamNet biết,ịchgiảnhàthơDươngTườngquađờket qua nantes ông mất tại Bệnh viện 108, sau thời gian mắc nhiều bệnh.
Nhận tin buồn từ con trai của nhà thơ Dương Tường, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên rất hụt hẫng. Ông chia sẻ, Dương Tường là một "chàng" thi sĩ không tuổi. Tuổi tác người thi sĩ được phác họa bằng đời thơ và ông là hồn thơ giàu sức trẻ.
Nhà thơ Dương Tường sinh năm 1932 ở Nam Định, từng làm phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam. Với niềm say mê ngôn ngữ, ông tự học tiếng Pháp, tiếng Anh.
Gia tài dịch thuật của ông gồm hơn 50 tác phẩm của nhiều nền văn học lớn như Anh, Mỹ, Nga, Đức, Nhật Bản. Nhiều bản dịch của ông chinh phục các thế hệ độc giả như: Lolita, Cuốn theo chiều gió, Cội rễ, Đồi gió hú, Bức thư của người đàn bà không quen, Đi tìm thời gian đã mất...
Ông còn là tác giả của 36 bài tình(thơ - in chung với Lê Đạt), Đàn(thơ ngoài lời), Thơ Dương Tường - Mea culpa và những bài khác,Chỉ tại con chích chòe(tạp luận), Thuyền trưởng(truyện ký, dưới bút danh Nguyễn Trinh).
Năm 2019, khi tuổi đã cao, mắt đã mờ, sau khi ra mắt bản dịch Chết chịu, đơn vị chuyên xuất bản sách của ông đã tổ chức một buổi lễ để ông “rửa tay gác kiếm”. Tuy vậy, công việc dịch thuật và tình yêu văn chương vẫn thôi thúc ông tiếp tục làm việc.
Năm 2020, dịch giả Dương Tường cho ra mắt bản chuyển ngữ tiếng AnhTruyện Kiều(Nguyễn Du) có tên Kiều in Dương Tường's version(Nhã Nam và NXB Thế giới ấn hành). Tác phẩm này là kết quả sau 2 năm ông miệt mài soi kính lúp đánh từng con chữ.
Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường tìm lại thời gian đã mấtTối muộn ngày 15/3 tại Hà Nội, 3 người bạn thân là dịch giả Dương Tường, nhà văn Bùi Ngọc Tấn và nhà văn Châu Diên (tên thật Phạm Toàn) ngồi bên nhau ôn lại những kỉ niệm và cùng "Tìm lại thời gian đã mất".