Nghịch lý chuyện game Việt chật vật trong nước, rộng đường ở nước ngoài_ban ket cup c1

Game Việt có 10% người Việt chơi là cao”

Năm 2016 tại Singapore,ịchlýchuyệngameViệtchậtvậttrongnướcrộngđườngởnướcngoàban ket cup c1 rubycell - một công ty phát triển phần mềm trên di động tại Hà Nội - được Google mời sang sự kiện Google Play PlayTime như một nhà phát triển tiêu biểu tại Đông Nam Á. Chia sẻ với ICTnews thời điểm đó, đại diện rubycell cho biết công ty phát triển sản phẩm và hướng tới người dùng nước ngoài là chủ yếu, vì người Việt thích sử dụng ứng dụng hoặc chơi game nhưng ít chịu trả tiền.

“Người dùng Việt vẫn thích chơi, nhưng khi đụng đến trả tiền thì họ không trả", đại diện rubycell nói. Anh cũng cho biết từng phát triển một ứng dụng tương tự cho thị trường Việt Nam nhưng không thành công.

Hôm qua 12/12, tại sự kiện Indie Game Accelarator 2019 do Google tổ chức tại đảo quốc sư tử, hai công ty phát triển game tại Việt Nam cho biết họ cũng tập trung chủ yếu vào thị trường nước ngoài.

Ngô Minh Quân (phải) - CEO Spirit Bomb và Phạm Nguyễn Thu Nguyên, Giám đốc tiếp thị XBean, bên cạnh cúp tốt nghiệp chương trình Indie Game Accelerator của Google. Ảnh: Bảo Lâm

Ngô Minh Quân, CEO của Spirit Bomb, trả lời PV ICTnews cho biết các công ty game nhỏ tại Việt Nam hầu hết kinh doanh ở thị trường nước ngoài là chính vì “quy mô thị trường lớn, kiểu gì cũng có tập khách hàng nhỏ đâu đó trả tiền cho mình”.

“Thị trường Việt Nam nhỏ và bị cạnh tranh nhiều bởi các game lớn, như từ Trung Quốc chẳng hạn”, anh Quân lý giải. Hiện doanh thu chủ yếu của Spirit Bomb đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Công ty của Quân có tổng cộng 5 nhân sự, sau khi khởi nghiệp được 6 năm đã có trong tay khoảng 20 tựa game, chủ yếu là game di động nhỏ lẻ. Chương trình Indie Game Accelarator của Google nhằm hỗ trợ các nhà phát triển game quy mô nhỏ phát triển bằng cách huấn luyện họ trong quãng thời gian 4 tháng, với hàng loạt người hướng dẫn (mentor) là những gương mặt hàng đầu trong ngành game thế giới.

Cũng nằm trong số 30 nhà phát triển được lựa chọn từ hơn 1.700 ứng dụng trên khắp 37 quốc gia và vùng lãnh thổ để tham gia Google Indie Game Accelarator, XBean - một studio game từ Đà Nẵng - cho biết đang tập trung vào nhóm khách hàng nữ tại Mỹ.

“Sau khi thử qua nhiều game, làm nghiên cứu thị trường và các khảo sát khác, chúng tôi nhận thấy nhóm khách hàng nữ tại Mỹ phù hợp với phong cách game của XBean”, Phạm Nguyễn Thu Nguyên, Giám đốc tiếp thị XBean trả lời ICTnews. Cô cho biết tập khách hàng này thích các trò chơi giải trí nhẹ nhàng, đơn giản nhưng đồ hoạ phải đẹp.

Nguyên cho biết hầu hết game của công ty cô phát triển cho thị trường nước ngoài, game nào nhiều nhất cũng chỉ có khoảng 10% người Việt chơi.

“Công ty game nhỏ thường phát triển các game đơn giản phù hợp nhiều người chơi. Để cạnh tranh, chúng tôi tạo các game nhắm vào thị trường ngách trên thế giới, nếu nhắm thị trường ngách tại Việt Nam thì lại quá nhỏ”, cô gái vừa làm công việc quảng bá, vừa phát triển kinh doanh và thiết kế game của XBean giải thích.

XBean có khoảng 7 nhân sự đang làm việc tại Đà Nẵng. Sau 5 năm khởi nghiệp, studio này có khoảng 20 game ở các quy mô khác nhau. Tại sự kiện ở Singapore, XBean có lịch tiếp xúc với 3 nhà đầu tư nhằm tìm kiếm giải pháp mở rộng thị trường. Doanh thu từ game của công ty vẫn chưa đủ để nuôi bộ máy.

Một số công ty game nhỏ lẻ mới khởi nghiệp hiện vẫn chật vật tìm khách hàng, tuy nhiên một số khác đã trưởng thành và quay lại hỗ trợ các start-up nhỏ hơn. Như Amanotes, đại diện Việt Nam tham dự Google PlayTime năm 2017, hiện đã tìm được công thức thành công khi sản xuất game cho thị trường nước ngoài, nên đã đảm nhận thêm công việc phát hành game cho các công ty nhỏ hơn ra các thị trường mà Amanotes có kinh nghiệm.