Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng xem giới thiệu về sản phẩm bo mạch điện tử do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Hoàng Hà. |
Một số bạn hỏi rằng sáng kiến quốc gia Make in India đã đem lại ích lợi gì cho Ấn Độ,ạisaolạilàMakeinVietnamVàMakeinIndiađãgiúpẤnĐộthànhcôsố liệu thống kê về club américa gặp pumas unam nước đông dân thứ nhì thế giới với 1,3 tỷ người? Đây là một sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ khởi xướng vào tháng 9/2014 với mục tiêu chuyển Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất toàn cầu (global manufacturing hub). Nó cổ vũ các nhà sản xuất nội địa và nước ngoài sản xuất sản phẩm của họ ở Ấn Độ và tăng vốn đầu tư vào Ấn Độ. Toàn bộ hệ thống chính trị (nói theo cách của ta) được huy động phục vụ cho sáng kiến này, từ chính sách, luật định tới cơ sở hạ tầng và tinh thần của toàn dân.
Make in India bao trùm 25 lĩnh vực kinh tế Ân Độ, cho phép FDI tới 100% ở 22 lĩnh vực, chỉ ngoại trừ công nghiệp không gian vũ trụ (giới hạn FDI 74%), công nghiệp quốc phòng (49%), và truyền thông - media of India (26%).
Kết quả là ngay năm sau, 2015, Ân Độ đã nổi lên thành một điểm đến hàng đầu toàn cầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đạt 60 tỷ USD FDI, vượt qua cả Mỹ và Trung Quốc. Sau khi phát động tới năm 2016, sáng kiến Make in India đã giúp nước Nam Á này thu hút được các cam kết đầu tư tới 230 tỷ USD.
Kết hợp các sáng kiến thu hút đầu tư và kích thích sản xuất lại, vào cuối năm 2017, Ấn Độ nhảy lên 42 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số Ease of doing business index (có nguồn nói chỉ số này của World Bank 2017 xếp Ân Độ ở vị trí 100/190 nước, tăng 30 bậc); nhảy lẻ 32 bậc trên bảng chỉ số tính cạnh tranh toàn cầu Global Competitiveness Index của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), 19 bậc trên bảng chỉ số hậu cần Logistics Performance Index.
Sở dĩ Ấn Độ Make in India được là vì cả nước họ thật sự hành động chứ không phải chỉ hô hào, hô khẩu hiệu, nói suông. Cả nước cùng vào trận!