Bế mạc phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII_soi kèo uefa nations league

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sáng 16-1,ếmạcphiênhọpthứỦybanThườngvụQuốchộikhósoi kèo uefa nations league Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã bế mạc phiên họp thứ 44.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, sau phiên họp, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục hoàn thành và sớm triển khai những công việc cần thiết cho kỳ họp thứ 11 của Quốc hội và bầu cử Quốc hội khóa XIV.

Các ​vị lãnh đạo Quốc hội, nhất là ủy viên Thường vụ Quốc hội nằm trong Hội đồng bầu cử quốc gia cần đặc biệt quan tâm, chuẩn bị tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV sắp tới; trước mắt là phiên họp lần thứ 2 của Hội đồng bầu cử quốc gia và Hội nghị toàn quốc về công tác bầu cử.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, kỳ họp thứ 11 của Quốc hội tới đây, có rất nhiều việc phải làm, nhất là việc tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, do đó các cơ quan của Quốc hội phải có kế hoạch thực hiện thật sâu sắc. Trong đó, nội dung tổng kết phải khái quát được chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội; đánh giá đầy đủ sự nỗ lực, cố gắng của đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội và cả Quốc hội đồng thời, kế hoạch tổng kết phải rút ra được những điểm làm tốt và chưa tốt, để Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV tiếp tục triển khai thực hiện. Như vậy, mới bảo đảm kỳ họp thứ 11 và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV sắp tới, mới thành công tốt đẹp.

Trước đó, trong sáng 16/1, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung.

Thảo luận về việc tổ chức hội nghị cử tri, các ý kiến và Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với nội dung quy định chi tiết một số quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân về việc tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân như dự thảo Nghị quyết; tuy nhiên đề nghị cần rà soát, chỉnh lý một số nội dung.

Cụ thể, về thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị rà soát, xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri ở nơi công tác để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội và ứng cử Hội đồng Nhân dân để phù hợp hơn với cơ cấu tổ chức và tính chất hoạt động của từng loại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng thời thuận lợi hơn cho việc áp dụng.

Báo cáo, giải trình làm rõ thêm nội dung trên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho rằng: Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 1 của dự thảo Nghị quyết được quy định chi tiết trên cơ sở rà soát kỹ quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân, đồng thời kế thừa quy định tại Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWWMTTQVN ngày 8/2/2011 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Quy định như dự thảo là hoàn toàn phù hợp với quy định của luật.

Về đối với số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri ở nơi công tác và nơi cư trú, dự thảo Nghị quyết quy định cụ thể số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri ở nơi công tác và nơi cư trú có dưới 100 cử tri, nơi có từ 100 đến 200 cử tri và đối với có trên 200 cử tri trở lên. Vấn đề này, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc thu thập được nhiều ý kiến đóng góp của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân là cần thiết trong bối cảnh tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng công tác tổ chức lấy ý kiến cần thiết thực, tránh hình thức, lãng phí và quan trọng là phải bảo đảm phù hợp với tiến độ và thời gian chuẩn bị bầu cử đã được Luật quy định.

Mặt khác, việc phải bảo đảm có trên 50% tổng số cử tri của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc 50% tổng số cử tri đại diện hộ gia đình tham dự hội nghị cũng là yêu cầu khá cao, nhất là đối với những nơi có số lượng cử tri lớn. Do đó, Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị cần tiếp tục kế thừa các quy định hiện hành để có hướng dẫn linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với tình hình thực tế ở nông thôn, miền núi, hải đảo - nơi đi lại khó khăn cũng như ở đô thị - nơi tập trung đông dân cư.

Tiếp thu ý kiến trên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Pha cho biết, đối với Hội nghị cử tri nơi công tác sẽ được điều chỉnh như sau: “Số lượng cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến về những người ứng cử đại biểu Quốc hội, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở những nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự. Nơi nào có từ 100 cử tri trơ lên thì không nhất thiết tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là 70 cử tri tham dự.”

Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết và nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng Nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân trong bầu cử bổ sung. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban tư pháp rà soát, chỉnh lý lại một số nội dung của Nghị quyết cho rõ ràng, minh bạch.

Cũng sáng 16/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm; dự thảo Nghị quyết quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa nhất trí với một số nội dung của hai dự thảo này và đề nghị cơ quan soạn thảo chuẩn bị lại trên tinh thần tiếp thu các ý kiến đóng góp, để cho ý kiến tại phiên họp lần tới./.

Theo TTXVN