Xổ số 88

Tin thể thao 24H Ông nông dân thứ thiệt có hai bằng ĐH_lịch thi đấu bong đá

Ông nông dân thứ thiệt có hai bằng ĐH_lịch thi đấu bong đá

Tốt nghiệp ngành Quản trị du lịch,ÔngnôngdânthứthiệtcóhaibằngĐlịch thi đấu bong đá ra trường lấy thêm bằng Luật, nhưng Phan Xuân Quyền (35 tuổi, Đà Sơn, P.Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) lại chọn ngã rẽ không “đụng hàng” mở cơ sở sản xuất, kinh doanh nấm.

{keywords}

Anh Quyền dùng 2 bằng đại học để làm nông dân thứ thiệt.

Bầm dập vào nghề

Năm 2003, cơ sở nấm Phú Tài của anh được biết đến như cơ sở nấm đầu tiên trên địa bàn Đà Nẵng. Cơ sở rộng 2.000m2 ở tổ 7 Đà Sơn, rìa khu vực giải tỏa. Bén duyên với nấm từ khi đang học, năm 2002, tốt nghiệp khoa Quản trị du lịch (ĐH Duy Tân, Đà Nẵng), anh Quyền mở cơ sở nuôi trồng nấm nhỏ.

Thời điểm này, nghề trồng nấm hoàn toàn xa lạ với người dân Đà Nẵng. Anh Quyền nghiên cứu trong sách vở, rồi ngược xuôi các tỉnh thành phía Nam học hỏi.

"Mình may mắn tìm gặp được một thầy giáo cũ hướng dẫn các phương pháp cơ bản", Quyền nói. Năm 2003, cơ sở nấm Phú Tài chính thức hình thành, nhưng mẻ nấm đầu tiên không như ý. Nấm xấu, chất lượng kém.

"Sau đó, anh thay đổi một số phương pháp, từ nhiên liệu đến cách ủ nhiệt. Vài ba vụ nấm sau, thương hiệu nấm Phú Tài được phát hành ở một số chợ truyền thống trên địa bàn. Tuy nhiên, được vài vụ mùa có lãi, đùng cái, cả cơ sở nấm Phú Tài bị cơn bão năm 2006 quét toàn bộ nhà xưởng, thiệt hại hơn 350 triệu đồng. Tưởng phải bỏ cuộc với nghề, nhưng niềm đam mê thúc giục anh làm lại từ đầu. Cơ sở nấm Phú Tài vừa gắng gượng xây dựng lại cơ sở, liên hệ mối hàng, huy động nhân công. Chưa đầy 2 năm sau, trận bão năm 2008 ập đến đúng thời điểm thu hoạch nấm khiến anh thiệt hại gần 150 triệu đồng...

"Cuộc sống luôn đặt ra cho mình những ngã rẽ, con đường để lựa chọn. Mỗi người trong chúng ta chuẩn bị hành trang gì cho con đường đã chọn. Thành công thì còn phải nỗ lực, nhưng điều mình không bao giờ hối hận là được sống, làm việc với chính đam mê của mình. Đó là con đường mình chọn".

Anh Phan Xuân Quyền

Hết thiên tai, cơ sở nấm lại nằm trong vùng giải tỏa. Mảnh đất vườn 3.000 m2 của gia đình anh Quyền 3 lần bị "cắt gọt" cho các dự án là từng ấy lần nấm Phú Tài phải thay đổi, di chuyển nhà xưởng. "Tiền đền bù chẳng đáng là bao so với số đầu tư. Rồi tâm lý chẳng biết mình được ở đây đến ngày nào khiến dự định mở rộng cơ sở sản xuất chưa thành", anh Quyền nói. Mới đây, anh vay mượn tiền mua hẳn diện tích đất 2.000m2 bên rìa khu giải tỏa để xây dựng cơ sở mới. Anh Quyền ấp ủ: "Mình đang nghiên cứu thêm một số loại nấm mới, như nấm linh chi để về trồng thử, mở rộng quy mô và loại hình nấm".

Nông dân "chất lượng cao"

"Treo" bằng ĐH ngành Quản trị du lịch để làm nông dân thứ thiệt. Năm 2007, anh Quyền đăng ký học thêm bằng ĐH Luật ở Viện ĐH Mở Hà Nội tại Đà Nẵng. "Mình muốn học Luật để nắm rõ kiến thức pháp luật, mở rộng cơ sở sản xuất, xây dựng, bảo hộ thương hiệu riêng cho nấm Phú Tài. Nghề nông ai cũng biết rồi, nhưng mình muốn đi ngã riêng thành nông dân thứ thiệt "chất lượng cao", anh Quyền cười.

Toàn bộ phương pháp sản xuất nấm được anh tích lũy, viết thành tập sách riêng. Nhiều sinh viên, người dân học hỏi kỹ thuật, phương pháp trồng nấm, anh đều cởi mở truyền đạt. Theo anh Quyền, trồng nấm không quá khó, nếu mình chuyên tâm, đam mê thì có thể đạt được năng suất tốt.

Trung bình mỗi tháng, cơ sở nấm Phú Tài thu hoạch hàng chục tấn nấm, với số tiền 40-50 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 lao động trên địa bàn. Không dừng lại, anh Quyền mày mò "chiết suất" một số sản phẩm mới từ nấm: nước mắm- nấm, mắm nêm - nấm, chế biến 7 món ăn đặc sản khác nhau từ nấm.

Nếm thử vị mắm - nấm Phú Tài, vị đằm, không gắt và thoảng mùi thơm của nấm. "Món chay bây giờ rất phổ biến, nếu mở một nhà hàng chuyên về các món nấm sẽ tạo sức hút lớn", anh Quyền nói.

(Theo Tiền Phong)

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap