Chồng bất lực, dùng chiêu bẩn thể hiện bản lĩnh đàn ông_trận banh tối nay

"Đúng rồi,ồngbấtlựcdùngchiêubẩnthểhiệnbảnlĩnhđànôtrận banh tối nay nói đi nói lại thì tôi chả khác gì miếng thịt bò ngon trong tủlạnh, còn chồng tôi là lão già móm răng, không ăn được, ấm ức đứng canh, theokiểu "tao mà không ăn được thì đố thằng nào dám đụng vào".

Người phụ nữ có khuôn mặt trẻ trung, mái tóc cắt ngắn hiện đại - đưa ra phépso sánh chua chát như thế sau một hồi trò chuyện. Chị là thợ cắt tóc, cho biếtquán nhỏ của chị khá đông khách.

Vừa mở cửa bước vào phòng tư vấn, chưa kịp nói chuyện gì thì chị có điện thoại.Khuôn mặt đang tươi cười như có bóng tối chiếu qua, sầm xuống, chị bấm tắt khôngnghe máy. Tiếng chuông điện thoại lại tiếp tục đổ dồn, người phụ nữ lại đưa taytắt.

Ngồi rũ xuống, chị thở dài: "Đấy, mới ra khỏi nhà chưa đầy 30 phút đã có 15 cuộcđiện thoại! Tôi không thế sống nổi nữa!"

Khổ vì chồng quá... yêu

"Chị có tin được không? Có hôm tôi đi hội nghị khách hàng cả ngày, di động đểchế độ im lặng, đến buổi chiều thấy hơn 400 cuộc gọi. Nhìn số cuộc gọi nhỡ màtôi thấy như nghẹt thở, phải ngồi một lúc mới bình tâm lại. Yêu, anh ta nghĩ thếlà yêu đấy, chị có nghĩ đó là yêu không?!".

Cuộc đời vốn đầy những điều oái ăm và kỳ lạ, nỗi đau thì nhiều mà mỗi người đaumột kiểu, chẳng ai giống ai. Có người phát điên lên vì chồng ra ngoài ăn nem nếmphở, có người chai sạn vì vợ chồng đi về nhà như những bóng ma, không ai quantâm đến ai, có người vật vã vì biết tình yêu chồng dành cho mình đã chết, và lạicó người, như chị, ngột ngạt bởi "tình yêu" như chiếc lồng sắt khóa quanh năm.

Chị kể, chị có một chị bạn thân thi thoảng đến cửa hàng của chị khóc. Chị vợ đảmđang, dịu hiền, rất yêu thương chồng nhưng ông chồng vô tâm, đi về là nằm khểnhlên ghế chờ vợ phục vụ, có gì không vừa ý là mặt sầm sầm giận giữ, sẵn sàng chửivợ "con chó", "đồ ngu". Chị bạn không nghĩ đến chuyện bỏ chồng nhưng vẫn cứ đauđớn mỗi lần chồng chửi bới hay coi thường vợ. Mỗi lần như vậy, chồng chị lạibảo: "Đấy, em có thấy ai được chồng quan tâm, yêu chiều như em không?!"

"Tôi thà chồng không đoái hoài còn hơn bị yêu kiểu này. Đó không phải là tìnhyêu, đó là bệnh hoạn! - chị nói - "Tí nữa về thể nào cũng có một cuộc hỏi cung.Cô đi đâu? Với ai? Làm gì với thằng nào mà không nghe máy điện thoại?!...".

Đã lâu lắm rồi, chị chỉ quanh quẩn trong cửa hàng cắt tóc nhỏ bé của mình, đi vềtừ xó bếp ra chợ cóc, không biết đến tụ tập bạn bè, cà phê, họp lớp. "Tôi là thợlàm đầu, đâu thể đầu tóc bù xù, lỗi thời được. Mình trông phải sành điệu mộtchút thì khách hàng mới tin tưởng giao cái đầu của họ. Thế nhưng mỗi lần muốncắt kiểu đầu mới cũng phải được chồng đồng ý, nếu không thì anh ta sẽ nổi giận,đá thúng dụng nia, đi ra đi vào chửi bới, "có thằng nào rồi mà làm tóc cho nóngắm...".

{keywords}
Ảnh minh họa.

Rồi chị lại cười chua chát, quanh quẩn trong cửa hàng cắt tóc nữ, làm đẹp với aimà chồng vẫn cứ ghen tuông vô lối. Ngay đến việc mùa hè muốn mặc một chiếc váyhoa cũng chẳng dám bảo với chồng là mình mua, phải đưa cho cô bạn thân, giả vờlà quà của cô bạn tặng. Tôi nói với chị: Nếu chị không thể tự quyết định kiểutóc và chiếc áo chị mặc, chị có thể quyết định được điều gì trong cuộc sống củamình?"!

Câu hỏi rơi vào im lặng. "Không gì hết" - chị nói và lại im lặng một lúc lâu.

Nguyên nhân ẩn giấu

Chị nói thực lòng chị cũng chẳng muốn bỏ chồng, đến tuổi này, chị cũng ngại đậpđi xây lại, nhiều lúc chỉ muốn cắn răng nuốt nỗi buồn đau vào trong mà sống choqua ngày tháng. Chị làm việc như điên, nhiều hôm 12h đêm vẫn kiếm cớ ở ngoài cửahàng không về nhà. Ban ngày, chị cố vui cười, lúc nào cũng rôm rả với khách hàngvà nhân viên, nhưng đêm tới, chị lại về nhà với trạng thái vừa trống rỗng, vừahoảng sợ.

"Bàn tay tôi tứa đầy mồ hổi mỗi khi đêm xuống. Tôi sợ gần gũi chồng. Đến mức tôichỉ ước mong anh ta đi cờ bạc hay chơi gái, để không phải chịu cảnh nằm cùnggiường mỗi đêm!".

Tìm hiểu thêm thì hóa ra trước đây chồng chị không ghen tuông và kiểm soát mùquáng như vậy. Chuyện chỉ trở nên trầm trọng ba nằm gần đây. Đến nay chị bắt đầucảm thấy tất cả những gì chị cảm nhận được là sự sợ hãi và ngột ngạt. "Thậm chí,có lần anh ta còn đứng trước mặt cả nhà, hét lên rằng nếu cho được tôi vào tủlạnh thì cũng cho!".

"Tôi hỏi chị một câu, xin lỗi chị trước nếu câu hỏi đường đột hoặc không đúngvới vấn đề chị đang gặp phải. Có phải chồng chị gặp vấn đề gì đó về sinh lýkhông, yếu sinh lý chẳng hạn?". Chị nhìn thẳng vào mắt tôi, gật đầu.

Cái hình ảnh mà chị đưa ra so sánh, miếng thịt bò ngon và ông già móm răng, oáiăm thay thật gần gũi để nói về tình cảnh này. Người đàn ông yếu sinh lý lại cómột cô vợ vẫn còn xinh tươi trẻ trung, không "ăn" được thì quay ra đạp đổ, khôngcho bất cứ ai bén mảng tới. Mặc cảm về bản năng đàn ông, nỗi sợ mất vợ là gótchân Asin bị che giấu đằng sau sự ghen tuông vô lối, mong muốn kiểm soát khủngkhiếp, dán lên chiếc nhãn tình yêu vô cùng.

Chị cho biết, không phải vì việc đó mà chị chán ghét chồng. Điều khiến chị khôngchịu đựng nổi là việc anh ta giam hãm, cầm tù chị, coi chị như con chim tronglồng, miếng thịt trong tủ lạnh, người chẳng ra người, sống chẳng ra sống. Có mộtthời gian chồng chị có việc phải vào miền Nam 2 tháng, chị thấy mình như sốnglại, được hít thở, được tự do như chim bay trên bầu trời.

Chị sẵn sàng cùng anh vào bệnh viện, chữa trị bệnh nhưng vấn để là anh ta lúcnào cũng tỏ ra là mình chẳng sao hết, mình khỏe mạnh, "đàn ông đầy mình". Thìcũng dễ hiểu thôi, có mấy người đàn ông lại dễ dàng thừa nhận mình yếu kém, bấtlực. Anh ta thậm chí lừa dối cả bản thân mình, không dám đối diện với sự thật,nói gì đến việc nói chuyện với vợ.

"Nếu chồng chị cứ tiếp tục ghen tuông, kiểm soát như vậy, chị sẽ làm gì?" - tôihỏi. Chị cho biết chị đã quyết định rồi, nếu chồng chị vẫn đối xử với chị theocách đó, chị sẽ ly dị. Tình yêu giữa chị với chồng đã chết ngạt cùng chiếc lồngsắt, con chút tình nghĩa mấy chục năm sống cùng rồi cũng sẽ héo hắt, chẳng còngì. Chị vẫn còn cuộc sống dài trước mặt, không có tình yêu thì cũng có tự do đểlàm những gì mình muốn.

Cho chồng một cơ hội cuối cùng là điều chị lựa chọn. Chị sẽ trao đổi rõ ràng vớichồng về việc cùng nhau chữa trị về sinh lý lẫn tâm lý. Không có cách nào kháclà đối diện với sự thật, trị bệnh ghen tuông từ gốc. Nếu anh không đủ dũng cảmđể vượt qua chính mình, xử lý vấn đề của chính mình thì chị chẳng có lý do nàođể tiếp tục cắn răng chịu đựng cuộc sống ngột ngạt chính anh gây ra.

Sau buổi nói chuyện dài, cuối cùng chị mỉm cười, một nụ cười hồn nhiên như contrẻ. Cuộc đời có lẽ là như vậy, trong một bi kịch thảm thương nhất, vẫn đâu đómột hi vọng, một lối đi, một con đường và cả những bông hoa.

(Theo ĐSGĐ)