Nỗi sợ vắc_tài xĩu

Tuy nhiên,ỗisợvắtài xĩu tiêm chủng lại trở thành một trong những “vật cản” trong cuộc chiến chống Covid-19 ở nước này. Tính đến ngày 22/2, Trung Quốc mới tiêm được 40,5 mũi vắc-xin, tương đương 2,89 liều/100 người, theo chương trình theo dõi vắc-xin của Bloomberg. Con số này thấp hơn nhiều so với Mỹ, với 64,18 mũi, tương đương 19,33 liều/100 người.

Chú thích ảnh

Nhân viên kiểm tra chất lượng tại cơ sở đóng gói vắc-xin của Sinovac. Ảnh: Reuters

Vấn đề về sản xuất và chính sách "ngoại giao vắc-xin" được cho là 2 trong những nguyên nhân dẫn tới việc Trung Quốc không đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng hơn dường như là tâm lý lo ngại về mức độ an toàn và tác dụng phụ của vắc-xin ở người dân Trung Quốc.

Bloomberg gần đây cho biết tỉ lệ nhân viên tại các công ty Trung Quốc quan tâm đến việc tiêm vắc-xin chỉ dao động từ 1/3 đến chưa đầy một nửa. Để Trung Quốc đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng, họ sẽ cần phải khuyến khích nhiều người dân vượt qua nỗi sợ hãi.

Người Trung Quốc không phải lúc nào cũng tỏ ra lo ngại với vắc-xin. Các chiến dịch tiêm chủng của chính phủ có từ những năm 1950 đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân nông thôn nhằm đối phó với các bệnh truyền nhiễm. 

Trong những năm 1970, đầu tư của Trung Quốc vào chăm sóc sức khỏe nông thôn đã tạo ra những kết quả tích cực. Tỉ lệ mắc bệnh bại liệt giảm 77% trong thập niên đó và bệnh sởi giảm 60%. Tính đến năm 2019, tỉ lệ tiêm chủng cơ bản cho trẻ em Trung Quốc đã vượt trên 90%, một trong những tỉ lệ cao nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, giữa những thành công đó, nhiều bê bối về sự an toàn của vắc-xin sản xuất trong nước trước đây đã làm mất dần lòng tin của người dân. Vào năm 2016, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa một cơ sở sản xuất vắc-xin hoạt động bất hợp pháp từ năm 2011.

Cơ sở này đã bán ra 2 triệu liều vắc-xin được bảo quản không đúng cách. Một cuộc khảo sát được thực hiện 2 tháng sau khi vụ việc xảy ra cho thấy 16% phụ huynh quyết định không tiêm chủng cho con mình vì nguyên nhân này. 

Hai năm sau, Changsheng Bio-tech Co., một nhà sản xuất vắc-xin khác, bị cáo buộc làm giả dữ liệu về vắc-xin phòng bệnh dại và phân phối vắc-xin ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà không hiệu quả cho trẻ em.

Các án phạt khổng lồ đã được đưa ra, nhưng tổn hại của sự việc với vắc-xin nội địa Trung Quốc vẫn còn kéo dài. Một cuộc khảo sát sau vụ bê bối cho thấy khoảng 70% người được hỏi không tin tưởng vào việc tiêm chủng và hơn một nửa không hài lòng với phản ứng của chính phủ.

Trong nhiều tháng qua, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình phát triển vắc-xin Covid-19 như một bằng chứng cho thấy ngành dược phẩm của họ đã đạt được các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc thực sự tin tưởng vào điều này. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ vẫn chọn tiêm chủng cho con cái của họ bằng các loại vắc-xin miễn phí do chính phủ khuyến nghị, nhưng 74% phụ huynh cho biết họ lo ngại nghiêm trọng về tác dụng phụ, 64% lo ngại về tính an toàn và 54% lo ngại về hiệu quả của vắc-xin.

Những lo lắng như vậy có thể đã ảnh hưởng tới nỗ lực vận động tiêm chủng của Trung Quốc. Dù một khảo sát năm ngoái cho thấy người Trung Quốc có xu hướng muốn tiêm vắc-xin Covid-19 nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Nhưng Abram Wagner, chuyên gia dịch tễ Đại học Michigan (Mỹ), cho rằng kết quả khảo sát cao đôi khi không phản ánh đúng số người muốn tiêm vắc-xin.

"Việc sẵn sàng được tiêm chủng khi làm khảo sát khác với việc phải đưa ra quyết định tiêm có tiêm vắc-xin hay không", ông Wagner nhận định.

Một trong những yếu tố khác có thể đã ảnh hưởng tới quyết định của người Trung Quốc là bê bối vắc-xin giả gần đây. Giới chức nước này đã triệt phá một đường dây làm giả 58.000 liều vắc-xin Covid-19 trị giá 2,8 triệu USD. Chỉ riêng thông tin này cũng đủ khiến một số người dân do dự có nên tiêm vắc-xin hay không. 

Theo baotintuc.vn

Campuchia trục xuất chủ báo Trung Quốc đăng tin giả về vắc-xin Covid-19

Campuchia trục xuất chủ báo Trung Quốc đăng tin giả về vắc-xin Covid-19

Bộ Nội vụ Campuchia quyết định trục xuất một người Trung Quốc là chủ báo điện tử Angkor Today, vì đăng thông tin bịa đặt việc Phnom Penh bán cho dân các vắc-xin ngừa Covid-19 được Bắc Kinh tặng.