Cái kết ảm đạm của một đạo quân Đức quốc xã thiện chiến_keo nha cai 5.net
Tham gia chiến dịch Blau trong thành phần Cụm TĐQ B,áikếtảmđạmcủamộtđạoquânĐứcquốcxãthiệnchiếkeo nha cai 5.net đầu tháng 7/1942, TĐQ 6 gồm 6 quân đoàn, do thượng tướng Friedrich Paulus chỉ huy, phối hợp với TĐQ xe tăng 4 (do tướng Hermann Hoth chỉ huy) đánh thủng phòng tuyến Sông Đông của Hồng quân Liên Xô. Đến cuối tháng 8, TĐQ 6 đã tiến tới bờ sông Volga tại khu vực phía bắc thành phố Stalingrad.
Tuy nhiên, cho đến sau nửa tháng 11/1942, mọi nỗ lực đánh chiếm thành phố của đạo quân này vẫn không thành công trước sức kháng cự mạnh mẽ của Hồng quân, trong khi mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đã đến và các lực lượng tiếp vận của lại ở quá xa.
Các binh sĩ TĐQ số 6 của Đức quốc xã hành quân đến Stalingrad năm 1942. Ảnh: Rare Historical Photos |
Ngày 19/11/1942, Hồng quân mở chiến dịch Sao Thiên Vương đánh vào sườn phía bắc của TĐQ 6 Đức. Chỉ sau chưa đến 4 ngày tiến công, các lực lượng Xô-viết đã hợp vây hoàn toàn TĐQ 6 cùng một bộ phận của TĐQ xe tăng 4, tổng cộng khoảng 330.000 quân Đức rơi vào vòng vây siết chặt. Hồng quân nhanh chóng bủa vây quân địch bằng hai lớp – lớp trong là tuyến bao vây trực tiếp, lớp ngoài là tuyến đánh lực lượng đột kích từ bên ngoài giải vây cho đồng bọn.
Với cụm quân bị bao vây này, sự tiếp tế bằng không quân đã thất bại gần như ngay lập tức. Hỏa lực phòng không, không quân Liên Xô khiến không quân Đức tổn thất nặng và không thể tiếp tế đủ các nhu yếu phẩm cần thiết cho hơn ba chục vạn binh lính mỗi ngày đang bị đói, bị rét hơn.
Đầu tháng 12/1942, Bộ chỉ huy Đức vội vã thành lập Cụm TĐQ Sông Đông và giao cho thống chế Erich von Manstein chỉ huy, suốt một tháng trời tiến hành chiến dịch Mùa Đông, liên tục mở các cuộc tiến công vào các đơn vị Hồng quân đang bủa vây TĐQ 6, song những nỗ lực nhằm giải vây cho đạo quân của đại tướng Paulus (phong ngày 30/11) đã hoàn toàn phá sản.
Trong khi đó, số quân Đức bị vây vẫn không biết điều này và vẫn tin tưởng rằng "viện binh đang đến". Một số sĩ quan đề nghị Paulus tổ chức phá vòng vây, tuy nhiên ông này từ chối vì đã bị Hitler cấm. Hơn nữa, nếu mấy tuần đầu việc phá vây bằng các lực lượng cơ giới là khả thi thì bây giờ TĐQ 6 đã lâm vào tình trạng thiếu nhiên liệu, đồng thời mùa đông khắc nghiệt của nước Nga cũng là một rào cản lớn cho việc này.
Và như vậy, gần 33 vạn quân Đức phải trú ẩn trong những đống gạch vụn giữa băng giá, 2 vạn thương binh phải nằm trong các tòa nhà đổ nát, không có đủ lương thực, thuốc men, đạn dược nên sức chiến đấu ngày càng suy yếu. Trong khi đó, từ Đông Phổ cách xa hơn 2.000 km, Hitler cũng chỉ còn cách đưa ra những mệnh lệnh, những lời động viên chung chung.
Tướng Friedrich Paulus, chỉ huy TĐQ số 6 của Đức quốc xã. Ảnh: AP |
Ngày 8/1/1943, Hồng quân trao cho tướng Paulus tối hậu thư, yêu cầu tất cả quân Đức trong vòng vây phải chấm dứt kháng cự và giao nộp toàn bộ vũ khí trang bị, đổi lại, sẽ được đảm bảo mạng sống và đổi xử tử tế. Paulus lập tức báo cáo Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động, nhưng bị bác bỏ.
Sau khi quân Đức từ chối đầu hàng, Hồng quân bắt đầu giáng những đòn công kích quyết liệt từ hướng tây và hướng nam. Paulus triệu tập cuộc họp chỉ huy các quân đoàn đề nghị các đơn vị liều chết phá vòng vây. Nhưng các chỉ huy từ chối vì cho rằng hành động đó là tự sát.
Ngày 23/1, Paulus cầu xin Hitler cho phép đầu hàng để giữ tính mạng cho các binh sĩ, tuy nhiên, ngày 30/1, nhân kỷ niệm 10 năm đảng quốc xã lên cầm quyền, Hitler đã phong cho Paulus quân hàm thống chế vì từ trước tới nay chưa có một thống chế Đức nào đầu hàng quân địch. Hitler cho rằng Paulus sẽ chọn cái chết để bảo toàn danh dự cho mình và cho nước Đức.
Tuy nhiên, vốn là người theo Công giáo nên Paulus cực lực phản đối việc tự sát. Ngày 31/3/1943, ông ta quyết định đầu hàng, đây là lần đầu tiên trong chiến dịch Paulus chống lại lệnh của Hitler: “Tôi không hề có ý định phí phạm mạng sống của mình vì cái thứ danh hiệu đó”.
Quân Đức trên bờ sông Volga ở Stalingrad ngày 25/8/1942. Ảnh: Rare Historical Photos |
Các tù binh Đức, kể cả 24 tướng lĩnh và 2.500 sĩ quan dưới quyền - đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại cái lạnh -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh.
Nghe tin về sự đầu hàng của Paulus, Hitler nói với các sĩ quan của mình: "Tại Đức trong thời bình, có khoảng 18 đến 20 nghìn người tự sát mỗi năm mặc dù không ở trong tình huống như vậy. Thế mà một người như ông ta sao lại có thể đầu hàng khi đã chứng kiến 5 đến 6 vạn binh lính dưới quyền chiến đấu đến chết? Tôi rất hối hận khi phong ông ta quân hàm thống chế".
Một trong 4 tập đoàn quân danh tiếng nhất của Thế chiến thứ hai đã có kết cục như thế đấy.
>>> Đọc tin thế giới trên VietNamNet
Nguyên Phong
Thất bại của chiến dịch “Hoa nhung tuyết” trên triền núi Kavkaz
Thất bại trong chiến dịch Hoa nhung tuyết đã đánh dấu sự phá sản kế hoạch Blau nhằm bóp chết Hồng quân Liên Xô của phát xít Đức.