Không quá khi nói rằng mối quan hệ giữa game thủ và nhà phát hành luôn tồn tại những mâu thuẫn. Nhà phát hành luôn cần duy trì mối quan hệ hữu hảo với game thủ để đảm bảo doanh số,àihướcnhữnglầnnhàpháthànhtấncônggamethủtronglịchsửlàreal sociedad – girona trong khi đó game thủ lại chính là đối tượng thường xuyên có nhiều vấn đề nhất, đặc biệt là khi họ cảm thấy quyền lợi của mình không được như ý. Thế nhưng, cũng có những trường hợp mà đôi khi nhà phát hành còn chủ động "tấn công" khách hàng của mình đấy.
Epic Games tìm cách kiện game thủ vị thành niên
Fortnite là một tựa game cuốn hút nhất hiện nay, đó là điều không thể bàn cãi. Và một trong những lý do khiến cho Fortnite dễ dàng vượt mặt PUBG chính là nhờ ở cơ chế chống hack, cheat của nhà phát hành hoạt động tương đối hiệu quả.
Và nó dẫn tới một hệ quả, khi phát hiện ra một game thủ không những sử dụng phần mềm aimbot mà còn cố tình tìm cách làm clip và chia sẻ nó lên Youtube, Epic Games đã thật sự tức giận. Ban đầu, họ gửi email tìm cách liên lạc với game thủ ấy, yêu cầu gỡ clip xuống. Thế nhưng hắn lại từ chối. Và Epic Games đứng giữa hai lựa chọn, một là bỏ qua, hai là kiện tụng. Rồi họ chọn phương án thứ hai.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như "kẻ thủ ác" lại là một ông nhóc 14 tuổi. Và kết quả là Epic Games chẳng thu được bất kỳ điều gì ngoài việc cảnh cáo ông nhõi không được phép làm như thế lần 2 nếu không sẽ bị phạt $5.000.
Nintendo không thích người dùng Youtube kiếm tiền nhờ sản phẩm của họ
Kênh Youtube Let's Play từ lâu đã trở thành một trong những chương trình khá được yêu thích trên Youtube. Tại đây, người dùng có thể xem cũng như trải nghiệm các review về một tựa game thay vì bỏ tiền ra để mua. Game thủ thích nó, nhưng Nintendo thì không.
Vài năm trở lại đây, Nintendo đã khởi động một chiến dịch dữ dội chống lại những người sáng tạo trên Youtube, hay còn gọi là Youtube Creator. Họ tuyên chiến, đưa ra thông báo sẽ tìm cách gỡ bất kỳ nội dung nào có game hay nhân vật của Nintendo xuất hiện.
Đáng nói hơn, Nintendo thậm chí còn tạo ra kênh riêng của mình, đồng thời không cho phép bất kỳ ai kiếm lợi nhuận từ bất cứ thứ gì liên quan tới Nintendo trên Youtube. Tới mức mà người đứng đầu bộ phận trò chơi của Youtube, Ryan Watt phải lên tiếng:"Tôi nghĩ có nhiều cách tốt hơn để cải thiện vấn đề này".
Digital Homicides kiện bất kỳ ai nối xấu hãng
Có thể nói Digital Homicides là một trong những đối tác khá thân thiết của Steam, khi mà hầu như bất kỳ tựa game nào của hãng này cũng đều xuất hiện trên nền tảng Steam.
Thế nhưng đối tác của Valve lại có vẻ không được thân thiện với game thủ lắm thì phải. Ví dụ, studio này đã từng kiện một YouTuber khá nổi tiếng là Jim Sterling vì công khai những review tiêu cực về game của hãng. Quá đáng hơn, Digital Homicides sau đó còn đòi kiện khoảng 100 người chơi khác với cáo buộc cho rằng họ quấy rối, rình rập cũng như tạo ra âm mưu để phá hoại uy tín của hãng với những comment mang tính tiêu cực về những tựa game. Chắc chắn là Valve không thích điều này, vì với Steam, nền tảng này sống bằng ví tiền của khách hàng.
Để rồi có vẻ như Gabe không thể chịu đựng hơn nữa. Valve phản ứng lại bằng cách gỡ toàn bộ game của Digital Homicides và tuyên bố không chấp nhân đối tác có thái độ thù địch với khách hàng. Digital Homicides nhận án phạt, rồi phá sản sau đó.
Theo GameK