ITELECOM chính thức ra mắt, tiên phong phát triển mạng di động “ảo” tại Việt Nam_lịch bóng đá thổ nhĩ kỳ
Công nghệ thế giới thay đổi liên tục tạo ra nhiều biến động lớn trên thị trường viễn thông toàn cầu. Việc hợp tác để triển khai kinh doanh dịch vụ giữa các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và các doanh nghiệp bán lại dịch vụ đã trở thành xu thế tất yếu. Những giới hạn về phổ tần sóng điện từ đã làm hạn chế số lượng nhà khai thác di động thực. Để giải quyết vấn đề này,ảolịch bóng đá thổ nhĩ kỳ mô hình mới về khai thác dịch vụ di động dựa trên các Nhà khai thác mạng di động ảo (MVNO - Mobile Vitual Network Operator) đã ra đời. Chia sẻ với ICTnews, ông Lưu Anh Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (I-TELECOM) - doanh nghiệp tiên phong khai thác dịch vụ MVNO tại Việt Nam cho biết, thách thức lớn nhất với các MVNO là làm sao cung cấp được dịch vụ tốt với chi phí cạnh tranh.
Ông Lưu Anh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom |
Vì sao Đông Dương Telecom lại quyết định đầu tư vào mô hình mạng di động ảo, thưa ông?
Như các bạn đã biết, số lượng lớn thuê bao bùng nổ đã phát sinh các nhu cầu về quản lý và chăm sóc thuê bao… Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngày càng gia tăng, khách hàng đòi hỏi không chỉ là dịch vụ thoại và dữ liệu thông thường mà còn mong muốn các dịch vụ mới mang tính tương tác cao. Trên thực tế, các nhà khai thác di động khó có thể thành công với nhiều ứng dụng và nội dung khác nhau, do vậy cần có sự hỗ trợ và chia sẻ từ các nhà khai thác khác.
Sự ra đời của MVNO mang lại nhiều yếu tố tích cực trong phát triển của nhà khai thác di động (MNO – Mobile Network Operator). Việc bán lại lưu lượng là phương thức hiệu quả để chia sẻ chi phí vận hành mạng và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, MVNO có thể đem đến những mạng lưới phân phối bán lẻ và các kênh bán hàng trực tuyến có khả năng thúc đẩy khách hàng qua những phương thức kinh doanh khác nhau. Khi các MVNO đưa ra những dịch vụ di động giá trị gia tăng, các đối tác cũng được hưởng lợi từ chia sẻ nguồn tài nguyên này.
Trong chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 của Chính phủ đã khẳng định: "… Phát huy mọi nguồn lực của đất nước, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông... trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, thực hiện đầy đủ các cam kết WTO". Như vậy, có thể thấy rằng, MVNO ra đời là một minh chứng rõ nét cho quyết tâm của Chính phủ trong việc mở cửa thị trường viễn thông Việt Nam, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có để cung cấp dịch vụ, làm tăng tính mỹ quan (do không phải dựng quá nhiều cột BTS, dựng cột hoặc đào đường để làm truyền dẫn), đồng thời góp phần giảm chi phí đầu tư của toàn xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông...
Việc liên doanh với các nhà khai thác mới như Đông Dương Telecom sẽ giúp các nhà khai thác hiện tại phân đoạn thị trường, chăm sóc khách hàng tốt hơn. |
Thị trường di động Việt Nam vốn được xem là “chảo lửa” thi đấu của các nhà mạng. Vậy MVNO có thuận lợi và khó khăn gì trong “cuộc chiến” giành thị phần, thưa ông?
Đúng là thị trường viễn thông di động Việt Nam đang cạnh tranh rất khốc liệt. 26 năm qua, thị trường di động ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từ lúc chỉ có một nhà khai thác di động đầu tiên là MobiFone (năm 1993) đến 2009 có 7 nhà khai thác và tới nay tại Việt Nam còn 5 nhà khai thác di động. Tính đến tháng 6/2018 có hơn 136 triệu thuê bao di động.
Một thực tế ở Việt Nam là song song với sự bùng nổ về số lượng thuê bao thì số lượng thuê bao ảo và thuê bao rời mạng cũng ngày càng tăng. Do đó, việc liên doanh với các nhà khai thác mới như Đông Dương Telecom sẽ giúp các nhà khai thác hiện tại phân đoạn thị trường, chăm sóc khách hàng tốt hơn từ đó cải thiện chỉ số ARPU (doanh thu bình quân một người sử dụng) và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Trong bối cảnh các nhà mạng đi trước đã đi rất xa, với nhiều kinh nghiệm triển khai và đầy đủ tiềm lực về vật chất cũng như con người thì nhà mạng ảo không cần thiết phải đầu tư lớn cho hạ tầng mạng (chi phí đầu tư CAPEX và OPEX rất nhỏ so với doanh nghiệp có hạ tầng). Do đó, Đông Dương Telecom có điều kiện tập trung nguồn lực cho phát triển kênh phân phối, truyền thông, marketing, chăm sóc khách hàng...
Vì sao trong giai đoạn đầu ra mắt, Đông Dương Telecom lại lựa chọn triển khai dịch vụ trên mạng VinaPhone? Đối tượng mà Đông Dương Telecom nhắm tới là gì, thưa ông?
Sở dĩ bước đầu chúng tôi chọn hợp tác và cung cấp dịch vụ trên hạ tầng của mạng VinaPhone vì việc hợp tác giữa nhà mạng có hạ tầng và nhà mạng không có hạ tầng phải dựa trên thỏa thuận thương mại giữa hai doanh nghiệp trên quan điểm đôi bên cùng có lợi. Thực tế thỏa thuận này phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có hạ tầng mạng. Đông Dương Telecom và VNPT đều thấy lợi ích của mình trong việc hợp tác triển khai MVNO và việc hợp tác này phù hợp với chiến lược kinh doanh của mỗi bên.
Là doanh nghiệp mới nhưng Đông Dương Telecom nhận được sự sẵn sàng chia sẻ hạ tầng cũng như kinh nghiệm triển khai dịch vụ viễn thông từ VNPT, đồng thời VinaPhone hiện là một trong những nhà mạng có vùng phủ sóng rộng nhất và chất lượng tốt nhất tại Việt Nam. Mới đây, VinaPhone đã được nhận giải thưởng Speedtest về nhà mạng có tốc độ 3G/4G số một Việt Nam. Vì vậy, nếu phát huy được những điểm mạnh về công nghệ từ VinaPhone thì Đông Dương Telecom sẽ thuận lợi trong những bước đi tiếp theo trên con đường tiên phong triển khai mô hình MVNO tại Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi chưa có ai cạnh tranh đối với loại hình này, vì vậy I-Telecom vẫn có nhiều cơ hội trong việc phát huy những ưu điểm của hình thức mới này để triển khai trên thị trường di động, mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Trước mắt, Đông Dương Telecom giới thiệu sản phẩm, dịch vụ dành cho công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp. Tiếp theo, Đông Dương Telecom sẽ kết nối với tất cả các mạng có phần dung lượng dư để tạo ra dịch vụ tiện lợi, kết nối tốt nhất nhưng giá cả, chi phí hợp lý, cung cấp chất lượng tốt. Bên cạnh đó, sẽ có đa dạng gói cước cung cấp cho những nhóm và phân khúc người dùng khác nhau như những người có thu nhập thấp, sinh viên, công nhân...